Facebook đã và đang trở thành một kênh truyền thông hữu ích trong lĩnh vực Digital Marketing, chính vì thế có rất nhiều câu hỏi được đặt ra đó là làm sao có thể tận dụng triệt để được khả năng của Facebook Marketing cũng như làm sao để tiếp cận Facebook Marketing đối với những người mới bắt đầu. Đáp án của những câu hỏi khó nhằn này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Facebook Marketing là gì?

Facebook, một cụm từ không còn quá xa lạ đối với giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung hiện nay. Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, là trang mạng xã hội có nhiều người sử dụng và theo dõi nhất hành tinh. Vậy lý do nào đã khiến Facebook trở thành phương tiện truyền thông hữu ích, câu trả lời sẽ có trong mục 2.

Vậy, Facebook marketing là gì? Facebook Marketing là việc bạn tìm ra nhu cầu của người dùng, khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì, họ thực sự cần điều gì hoặc có thể nhận được gì từ sản phẩm dịch vụ đó, và đáp ứng nhu cầu của họ, nhằm tăng lợi nhuận hoặc tăng lợi ích, thông qua mạng xã hội Facebook. Nói một cách đơn giản hơn, là hình thức quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm của bạn từ đó tăng độ nhận diện cũng như thu hút được khách hàng mà nền tảng chính được sử dụng là mạng xã hội Facebook.

2. Phương pháp tiếp cận Facebook Marketing cho người mới bát đầu

  • Đánh giá các mục tiêu

Trước khi bắt đầu bất kỳ các công việc gì, bạn phải xác định được mục tiêu đặt ra. Bạn phải biết được bạn muốn gì và mong đạt được điều gì sau khi sử dụng Facebook Marketing. Có rất nhiều câu hỏi dùng để định hướng cho mục tiêu của bạn:

    • Bạn muốn đạt được gì sau khi chạy quảng cáo?
    • Bạn muốn thu hút khách hàng hay tăng độ nhận diện công chúng?
    • Bạn muốn quảng bá thương hiệu hay là doanh số bán hàng?
    • Bạn muốn đạt được bao nhiêu lượt like/quan tâm/theo dõi sau thời gian cố định?
    • Bạn muốn hướng đến những nhóm đối tượng nào?
    • Bạn cần những phản hồi về trang, quảng cáo của bạn hay không? …..

Sau khi xác định rõ được mục tiêu mà các bạn hướng đến, hãy lên môt kế hoạch rõ ràng và chi tiết để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó và không bỏ sót bất kỳ mục tiêu nào cả. Hãy nhớ, không phải bất kỳ  mục tiêu nào cũng phải sử dụng facebook marketing cũng như tất cả các mục tiêu đều sử dụng phương thức marketing giống nhau.

  • Bắt tay vào nghiên cứu

Để phát triển và xây dựng được một chiến lược marketing khi bạn chưa hoàn toàn có kinh nghiệm gì nhiều, hãy đi học hỏi. Hiện tại có rất nhiều nguồn có thể cung cấp thông tin để các bạn có thể học hỏi:

    • Học hỏi từ các trang web lý thuyết trên Internet: Có rất nhiều trang web dạy học marketing cho người mới bắt đầu. Các bạn có thể nghiên cứu từ những thông tin cơ bản nhất này.
    • Học hỏi từ các buổi tọa đàm, nói chuyện của các chuyên gia: Các chuyên gia sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích và xác thực nhất cho bạn.
    • Học hỏi từ đối thủ cạnh tranh: Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ về chính sách phát triển của đối phương từ đó học hỏi và cải thiện chính sách bên mình và hoàn thiện tốt hơn.
  • Có kết quả ứng phó với rủi ro truyền thông

Một vấn đề nhiều CEO cũng như chủ doanh nghiệp lo lắng khi đưa thương hiệu tiếp cận với Facebook là rủi ro nảy sinh khủng hoảng truyền thông, thương hiệu có thể trở thành trung tâm của sự chỉ trích bất kỳ lúc nào. Một phần công việc của bạn là để giải quyết những nỗi lo lắng, và nói với họ những gì bạn định làm để giảm thiểu rủi ro. Có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra, ví dụ như: khách hàng phản ánh tiêu cực những điều không thật trên mạng xã hội, những văn bản, hình ảnh, âm thanh, video mang hình ảnh nhạy cảm, mang ý nghĩa phân biệt kỳ thị chung tộc,… Chính vì thế chúng ta phải cẩn thận khi xây dựng nội dung. Để bắt đầu, bạn nên tạo một kế hoạch quản lý rủi ro để làm thế nào đối phó và trả lời các phản hồi tiêu cực.

Khi có sự cố xảy ra thì chúng ta ngay lập tức giải thích lý do và xin lỗi sự cố và hứa hẹn thời gian khắc phục. Tận dụng các cơ hội để tăng sự trung thành của khách hàng. Người ta không mong đợi mỗi doanh nghiệp làm mọi thứ đúng 100% thời gian, nhưng họ sẽ thực sự khó chịu khi phản hồi của họ không được trả lời.

Xem thêm


Digital Marketing là gì ?

Xu hướng Content Digital Marketing năm 2020

Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing hoàn hảo

5 kiến thức Digital Marketing cơ bản nhất trong kinh doanh mà bạn cần biết