TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN

 

QUY TRÌNH 

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Mã hiệu 02-QT/CT /PXU
Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Ngày hiệu lực 15/11/2020

 

Người duyệt Người xem xét Người lập
Đàm Quang Minh Hồ Thị Hạnh Tiên Trần Văn Long

 

I. MỤC ĐÍCH – PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này quy định nội dung, trình tự, thời gian và trách nhiệm thực hiện trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo tại Trường đại học Phú Xuân.

Quy trình này áp dụng cho hoạt động xây dựng chương trình đào tạo tại Trường Đại học Phú Xuân.

II. TỪ VIẾT TẮT

  • CTĐT: Chương trình đào tạo
  • SV: Sinh viên
  • GV: Giảng viên
  • ĐT: Phòng Đào tạo
  • TH: Phòng tổng hợp
  • BP DVHĐ: Bộ phận dịch vụ học đường, phòng Tổng hợp
  • H: lưu bản giấy
  • S: lưu file

III. CÁC KHÁI NIỆM

  • Chương trình đào tạo là tập hợp khung chương trình, các đề cương, giáo trình và tài nguyên học phần (bắt buộc và tự chọn) được bố trí triển khai trong phạm vi khung chương trình đã xác định.
  • Chương trình khung đào tạo (sau đây gọi tắt là khung chương trình) là quy định về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho ngành đào tạo, ở một trình độ đào tạo nhất định. Khung chương trình được xác định bởi một tập hợp các học phần cùng mô tả yêu cầu cơ bản hoc phần và cách bố trí các học phần đó theo các giai đoạn, các học kỳ. Trong chương trình khung có mã học phần tên học phần, chuẩn đầu ra của học phần, quy định soạn bài giảng : Số tiết lý thuyết:1, số tiết thực hành là 2, số tiết của mỗi học phần 45 tiết, trong đó 42 tiết dạy, 3 tiết thực hành, dạy trong 14 buổi, mỗi buổi 3 tiết.
  • Học phần (hoặc môn học) là khối lượng kiến thức theo các tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập theo chương trình đào tạo. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Học phần có thể là bắt buộc (tức mọi sinh viên thuộc chương trình đều phải học);  hoặc tự chọn (tức sinh viên có thể chọn học trong danh sách một số học phần nhất định mà trường đưa ra).
  • Đề cương chi tiết (ĐCCT) là bản tài liệu mô tả mục tiêu, nội dung và xác định các yêu cầu cần thiết đối với việc triển khai học phần (ví dụ điều kiện tiên quyết, thời lượng học tập, số tín chỉ, danh mục tài nguyên học phần, thiết bị hỗ trợ, đánh giá kết quả và phân bổ thời gian cho các bài giảng, bài tập và các hoạt động liên quan khác).
  • Gói học liệu là tập hợp các tài liệu dưới dạng vật lý (bản cứng hoặc mềm) cần dùng cho việc triển khai học phần. Đó là tài liệu hướng dẫn giảng viên, bài chiếu, bài tập, lời giải các bài tập, câu hỏi thi… của từng học phần

IV. LƯU ĐỒ

IV. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

STT Công việc Thời gian hoàn thành Người thực hiện Biểu mẫu/Tài liệu tham chiếu
1 Phân công biên soạn học liệu
Căn cứ vào khung chương trình đã được duyệt, Trưởng khoa tổ chức họp phân công soạn gói học liệu.

Chuyển nội dung phân công soạn học liệu sang Phòng Đào tạo soạn quyết định phân công nhiệm vụ trình BGH phê duyệt

Muộn nhất 3 tháng trước đầu học kỳ mới Trưởng khoa Biên bản họp phân công nhiệm vụ

Quyết định phân công nhiệm vụ

2 Soạn đề cương chi tiết, gói học liệu, bài giảng, câu hỏi kiểm tra
2.1 Dựa vào chương trình khung, giảng viên thực hiện soạn Đề cương chi tiết môn học, gói học liệu, bài giảng, các câu hỏi kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc học phần. Cụ thể:

  • Đề cương chi tiết môn học: Tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng, các đề mục của bài giảng, có số tiết lý thuyết: số tiết thực hành, số tiết tự học, chuẩn đầu ra của môn học, yêu cầu đánh giá, phương pháp giảng dạy, hình thức đánh giá: tự luận/trắc nghiệm/Project
  • Bảng đối sánh môn học với chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo
  • Các slide: Mục tiêu môn học, nội dung môn học, kiến thức bài học, câu hỏi ôn tập và các bài thực hành. Các kiến thức bài giảng gắn liền với  thực tế
  • Các bài thực thực hành: Có mô tả bài thực hành, yêu cầu thực hành và hướng dẫn trong bài thực hành. Giúp cho sinh viên có kỹ năng thực hành
  • Project môn học: Gồm có các đề tài của môn học, yêu cầu và hướng dẫn thực hiện theo tuần. Project môn học đảm bảo chuẩn đầu ra của môn học  như: kiến thức, thái độ và kỹ năng (ví dụ: đối với ngành CNTT: đảm bảo nội dung kiến thức, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tự học, thái độ nghiêm túc khi làm project,)
  • Câu hỏi kiểm tra: Dành cho các môn học không làm project: Câu hỏi kiểm tra bao quát hết nội dung môn học, đảm bảo chuẩn đầu ra môn học và có các mức độ khác nhau: dễ, trung bình và khó. Có 50 câu hỏi trắc nghiệm chia theo tỉ lệ: 25:15:10
Hoàn thành các nội dung muộn nhất 2 tháng trước khi học kỳ mới bắt đầu Giảng viên được phân công Mẫu đề cương chi tiết (02.01-BM/CT/PXU)
3 Nghiệm thu gói học liệu
Giảng viên biên soạn gói học liệu xong sẽ chuyển cho 2 giảng viên cùng ngành xem xét, rà soát đảm bảo tính chuyên môn và một giảng viên khác để rà soát hình thức theo forrm mẫu quy định.

Nếu thỏa mãn sẽ tiến hành nghiệp thu, nếu sai, giảng viên biên soạn sẽ chỉnh sửa lại.

Hoàn thành nghiệm thu muộn nhất 2 tuần sau khi đề cương chi tiết, gói học liệu được xây dựng xong Giảng viên được phân công
4 Đóng gói và ban hành gói học liệu
4.1 Gói học liệu hoàn chỉnh cần được Trưởng Khoa xem xét trước khi trình Hội đồng KH&ĐT phê duyệt. Sau khi Hội đồng KH&ĐT phê duyệt, gói học liệu được chuyển tới phòng Đào tạo làm Quyết định ban hành trình BGH phê duyệt. Muộn nhất 2 tuần sau khi đề cương chi tiết, gói học liệu được xây dựng xong Trưởng Khoa Phiếu yêu cầu xem xét, cập nhật, hiệu chỉnh chương trình đào tạo (02.02-BM/CT/PXU)

Quyết định ban hành/điều chỉnh gói học liệu

4.2 Quyết định ban hành đề cương chi tiết cùng gói học liệu cần được phê duyệt và gửi đến các bộ phận liên quan (các khoa, phòng Đào tạo, phòng Tổng hợp) Muộn nhất 1 tháng trước ngày đầu tiên của học kỳ mới Phòng Đào tạo Quyết định ban hành/điều chỉnh gói học liệu
5 Lấy phản hồi về chương trình, giáo trình và học liệu của các môn học
5.1 Định kỳ, phòng Đào tạo lấy ý kiến cá đối tượng liên quan về đề cương chi tiết, học liệu môn học:

  • Các giảng viên giảng dạy trực tiếp,
  • Nhà tuyển dụng,
  • Cựu sinh viên

Các ý kiến đóng góp sau khi nhận về được chuyển đến Trưởng khoa. 

Sau khi có kết quả khảo sát, Trưởng khoa tổ chức họp phân tích, xem xét điều chỉnh chương trình đào tạo (nếu cần)

1 tháng trước khi kết thúc học kỳ – đối với giảng viên giảng dạy trực tiếp

1 năm/lần vào cuối năm học – đối với nhà tuyển dụng và cựu sinh viên

GV/Trưởng ngành/

Trưởng Khoa/

Phòng Đào tạo

Mẫu Phiếu khảo sát NTD (02.03-BM/CT/PXU)

Mẫu Phiếu khảo sát Cựu SV (08.12-BM/CL/PXU)

Mẫu Phiếu thu thập ý kiến góp ý về chương trình đào tạo, ĐCCT, học liệu (02.04-BM/CT/PXU)

Báo cáo/Biên bản họp phân tích kết quả khảo sát

5.2 Các sửa đổi nhỏ nếu không ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy và học tập có thể được điều chỉnh ngay trong học kỳ sau.

Các sửa đổi lớn cần được xem xét kỹ để áp dụng cho năm học tiếp theo.

Các điều chỉnh, sửa đổi đề cương chi tiết, học liệu đều phải có Quyết định ban hành lại

Muộn nhất 1 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu Trưởng Khoa/Trưởng ngành/

các giảng viên được phân công

6 Rà soát khung chương trình
Định kỳ 2 năm/ lần, Trưởng các Khoa tổ chức rà soát lại khung chương trình đào tạo xem có vấn đề gì bất cập không.

Trường hợp có bất cập, Trưởng khoa tổ chức các bước tương tự từ 1 đến 5 nhằm điều chỉnh, bổ sung đối với Khung chương trình

2 năm/lần Trưởng Khoa

Các giảng viên được phân công

Biên bản rà soát

V. HỒ SƠ

STT Tên hồ sơ Nơi lưu Hình thức lưu Thời gian lưu trữ
1 Biên bản họp phân công nhiệm vụ soạn thảo/điều chỉnh chương trìnhPhòng Đào tạo Phòng Đào tạo H/S Vĩnh viễn
2 Quyết định phân công nhiệm vụ soạn thảo/điều chỉnh chương trình Phòng Tổng hợp

Phòng Đào tạo

H Vĩnh viễn
3 Quyết định ban hành cùng các đề cương chi tiết Phòng Tổng hợp

Phòng Đào tạo

H Vĩnh viễn
4 Phiếu đề nghị xem xét, phê duyệt gói học liệu Khoa

Phòng Đào tạo

H/S Vĩnh viễn
5 Quyết định ban hành/điều chỉnh gói học liệu Phòng Tổng hợp

Phòng Đào tạo

H Vĩnh viễn
6 Nội dung khảo sát nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo

  • Phiếu khảo sát thu về
  • Hồ sơ phân tích kết quả khảo sát
  • Báo cáo kết quả khảo sát

Mẫu Phiếu khảo sát Cựu SV

Mẫu Phiếu thu thập ý kiến góp ý về chương trình đào tạo, ĐCCT, học liệu

Báo cáo phân tích kết quả khảo sát

Khoa

Phòng Đào tạo

H/S 10 năm
7 Nội dung khảo sát cựu sinh viên về chương trình đào tạo

  • Phiếu khảo sát thu về
  • Hồ sơ phân tích kết quả khảo sát
  • Báo cáo/Biên bản họp phân tích kết quả khảo sát
Khoa

Phòng Đào tạo

H/S 10 năm
8 Nội dung khảo sát giảng viên về chương trình đào tạo

  • Phiếu khảo sát thu về
  • Hồ sơ phân tích kết quả khảo sát
  • Báo cáo/Biên bản họp phân tích kết quả khảo sát
Khoa

Phòng Đào tạo

H/S 10 năm

 

Người duyệt Người xem xét Người lập
Đàm Quang Minh Hồ Thị Hạnh Tiên Trần Văn Long

 

  • DACH SÁCH CÁC BIỂU MẪU:
    1. 02.01-BM – Đề cương chi tiết:  Download.
    2. 02.02-BM – Phiếu yêu cầu xem xét, cập nhật, hiệu chỉnh CTĐT, ĐCCT: Download.
    3. 02.03-BM – Phiếu khảo sát điều chỉnh chương trình đào tạo (Nhà tuyển dụng): Download.
    4. 02.04-BM- Phiếu lấy ý kiến GV về chương trình đào tạo: Download.