Ngày này công nghệ phát triển và không ngừng nâng cao. Khi nhắc đến ngành Công nghiệp phần mềm, hầu hết người ta thường nhắc đến kĩ sư phần mềm – người làm ra các sản phẩm công nghệ phần mềm. Dù vậy, các sản phẩm được tạo ra đó không được ứng dụng ngay. Mà sẽ có người kiểm tra chất lượng, hoàn chỉnh mới được ứng dụng. Đó chính là công việc của những Tester.
1. Đủ chuyên môn
Một Tester cần nắm vững kiến thức về hệ điều hành, database, lập trình, mạng,….Đây là điều kiện cần và đủ để trở thành một Tester thực thụ. Nếu bạn không có hiểu biết hoặc có sự tìm hiểu sâu về chuyên môn thì không thể làm một Tester được.
2. Cần phải hiểu và có kiến thức về lập trình
Để biết được sản phẩm có lỗi lầm hay sai sót thì một Tester phải nắm được kiến thức căn bản về lập trình. Ví như như: Căn bản SQL, HTML, CSS,… Có thể bạn không cầu tìm hiểu sâu về code, nhưng cần biết về code để chỉnh sửa những code đơn giản.
3. Kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ
Kiên trì là một trong những tố chất ở người Tester. Những chuyên viên kiểm thử mang trong mình tố chất này sẽ rất cố gắng kiên trì, nhẫn nại và không bỏ cuộc đến khi khắc phục được lỗi phần mềm. Có rất nhiều bất ngờ, sự cố trong khi test, lúc này đây người Tester sẽ nhẫn nại thử nhiều trường hợp cho đến khi hiểu rõ được nguyên nhân, các bước thao tác dẫn đến lỗi.
Để nâng cao chất lượng kiểm thử sản phẩm đến mức tối ưu, thì người Tester sẽ không thể bỏ qua từng dấu chấm dấu phẩy, icon, logo và hàng số thứ nhỏ nhặt khác. Là một chuyên viên kiểm thử xuất sắc thì sẽ không bao giờ chịu từ bỏ mà kiên trì phát hiện ra lỗi, rồi tỉ mỉ kiểm tra lại phần mềm, không ngừng cải tiến và khắc phục một cách tích cực và nhanh chóng.
4. Sáng tạo
Nếu có được khả năng này thì chuyên viên kiểm thử sẽ suy nghĩ được sâu hơn và đưa ra nhiều cách thử khác nhau vượt xa hơn những gì lúc đầu yêu cầu.
Ngoài ra trí sáng tạo giúp người Tester xem xét và thử nghiệm được nhiều kịch bản tốt hơn. Giúp người dùng dễ tương tác và sử dụng
5. Biết cách đặt câu hỏi
Đặt ra nhiều câu hỏi, thì nhiều trường hợp nhiều sự cố và cũng sẽ có nhiều câu trả lời hơn. Khi đó sửa lỗi nhiều hơn thì dĩ nhiên sẽ có sản phẩm chất lượng tốt hơn.
Là một Tester thì bản thân phải luôn khám phá mọi góc cạnh. Bằng cách đặt ra các câu hỏi cho chính mình và người khác. Không phải sản phẩm nào cũng hoàn hảo. Mà nó chỉ được gọi là hoàn thiện hơn được phát hiện ra những sai sót.
Chuyên viên Tester phải luôn suy nghĩ đến nhiều trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhiều khi để đảm bảo hoàn thiện, chuyên viên cần phải yêu cầu khách hàng đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc. Và hãy luôn suy nghĩ đặt câu hỏi cho nhiều trường hợp xảy ra Bug.
Tin tức liên quan
Nghề kiểm thử phân phềm – lương khủng!
Học Công nghệ thông tin dễ hay khó?
Công nghệ thông tin xét tuyển tổ hợp môn nào ?
Học Công nghệ thông tin ra làm gì ? ở đâu ?
Chương trình đào tạo ngành CNTT
Học Công nghệ thông tin ở đâu có cam kết việc làm?