Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cụm từ “điện toán đám mây” đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người làm trong ngành công nghệ, giới trẻ. Nhất là gần đây trên các diễn đàn thì chủ đề này đang là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất tại các sự kiện công nghệ tại Việt Nam và dự kiến sẽ còn hot trong thời gian sắp tới. Vậy điện toán đám mây và ứng dụng của nó là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Computing, là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua internet. Hãy cũng Mắt Bão tìm hiểu về những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại là gì nhé.
Người dùng có thể truy cập vào tài nguyên trên đám mây thông qua internet
Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây. Vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet.
Lợi ích của điện toán đám mây là gì?
Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm thiểu chi phí. Bạn sẽ không tốn tiền đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu. Ví dụ như: mua phần cứng, phần mềm, lắp đặt hệ thống,…
Tiện lợi: Người dùng có thể nhanh chóng truy cập, sử dụng tài nguyên thông qua internet mà không cần cài đặt phức tạp
An toàn và liên tục: Mọi dữ liệu được đồng bộ hóa trên đám mây. Giúp đảm bảo độ an toàn cao hơn, tránh trường hợp mất dữ liệu do hư hỏng ổ cứng. Ngoài ra, nhà cung cấp sẽ sao lưu định kỳ và có các phương thức bảo mật để bảo vệ dữ liệu tốt hơn.
Triển khai nhanh chóng ở bất kỳ đâu: Chỉ với một vài thao tác đơn giản để triển khai chúng mọi nơi. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ có được trải nghiệm tốt hơn với độ trễ thấp hơn.
Một số ứng dụng của điện toán đám mây
Đơn giản mà nói, điện toán đám mây sẽ giúp bạn truy cập dữ liệu dễ dàng thông qua internet. Có rất nhiều ứng dụng mà cloud computing có thể thực hiện được như:
- Cơ sở dữ liệu đám mây
- Thử nghiệm và phát triển web, ứng dụng
- Phân tích big data
- Lưu trữ dữ liệu cho website (còn gọi là cloud server)
- Lưu trữ, chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock,…
- Ứng dụng quản lý doanh nghiệp: Có rất nhiều ứng dụng được thiết kế trên nền tảng đám mây để giúp doanh nghiệp quản lý, duy trì quan hệ với khách hàng tốt hơn.
Xem thêm
>> Những điểm thú vị của dân IT
>> Những lý do nên học ngành CNTT
>> IoT là gì? một số ứng dụng IoT trong cuộc sống hiện đại
>> Tuyển sinh đại học năm 2020