Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT, là một ngành khá hot hiện nay khi thế giới đang trở nên “phẳng hơn” và sự bùng nổ về công nghệ kỹ thuật hiện đại. Có thể khẳng định ngành CNTT  là một ngành cực kỳ hay ho và hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có những điều thú vị không kém. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những điều thú vị chỉ có dân trong ngành mới thấu hiểu.

Google là trường học

  • Chắc các bạn từng nghe câu “Dân ta thì phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra google“, và câu này đúng 100% đối với ngành CNTT. Bạn có thể tìm được hầu hết mọi thứ kiến thức của ngành CNTT thông qua google và đa số các kiến thức này đều được chia sẻ miễn phí.

Bạn bè và đồng nghiệp là thầy

  • Đồng nghiệp là thầy là 1 thứ cực kỳ hay ho mà ít ngành nào có được như ngành CNTT. Hầu hết những người làm trong ngành CNTT đều rất ít khi giấu nghề và sẵn sàng chia sẻ, chỉ bảo cho đàn em bất cứ thứ gì mình biết. Điều này lại góp phần làm cho môi trường làm việc của ngành CNTT lại thường thân thiện và cởi mở, ít thị phi.

Là chuyên gia xử lý vấn đề

  • Rất nhiều người có xu hướng chịu đựng vấn đề mà không hề nghĩ tới việc giải quyết chúng một cách tích cực – đặc biệt là khi việc “sống chung với lũ” tỏ ra dễ dàng hơn là xắn tay áo lên hành động. Nếu bạn không hề thích thú việc cam chịu, mà ngược lại luôn hứng khởi với việc được đương đầu với tất cả các loại vấn đề và giải quyết chúng thì bạn chính là lập trình viên chính hiệu.

Kiếm được tiền khi đang học

  • Có phải bạn đang nghĩ đến những việc part-time mà tụi sinh viên hay làm như là phát tờ rơi, chạy bàn bưng bê, phục vụ. Những công việc này đúng là kiếm được tiền nhưng đối với sinh viên ngành CNTT thì họ có thể làm part-time trong chính chuyên ngành của họ ngay từ năm 2 – năm 3
  • Ngoài ra chính những công việc part-time như thế lại giúp sinh viên ngành CNTT càng học được nhiều thứ mà trường lớp không dạy và càng giỏi hơn khi ra trường
Sinh viên ngành CNTT thực tập tại Doanh nghiệp
Sinh viên ngành CNTT thực tập tại Doanh nghiệp

Việc tìm người

  • Tình trạng khát nhân lực của ngành CNTT thể hiện rõ nhất ở chỗ các công ty liên tục phải tung ra các chiêu trò để thu hút nhân lực. Có công ty thì treo thưởng từ vài trăm cho đến vài ngàn đô khi nhân viên giới thiệu được bạn bè của họ vào công ty làm. Công ty khác thì lại tích cực rải người tham gia vào các diễn đàn, mạng xã hội, hội thảo để dễ dàng tiếp cận được con mồi.

Lương khủng

  • Ngành CNTT luôn nằm trong top các ngành được trả lương cao của nhiều quốc gia trên thế giới, đó là sự thật, nhưng tại sao lại như vậy? Câu trả lời đơn giản nhất có thể trả lời câu hỏi này là vì 1 nhân viên CNTT có thể mang lại ‘giá trị thặng dư‘ cao hơn những nhân viên của nhiều ngành khác.

Internet là công ty

  • Bạn nghĩ sao về việc ngồi ở nhà làm việc mà lương vẫn về đều mỗi tháng? Có không ít công ty phần mềm cho phép nhân viên có thể làm việc ở bất kỳ đâu họ muốn (ở nhà, quán cà phê, công ty, …) chỉ cần đảm bảo được tiến độ công việc. Và cũng có không ít công ty trên thế giới sẵn sàng mướn nhân viên làm việc từ xa ở bất kỳ nước nào.
  • Ngoài ra nếu bạn không thích làm cho công ty bạn hoàn toàn có thể tự kiếm dự án cá nhân từ các mối quan hệ hoặc các trang freelance để làm.

Cộng đồng ‘phẳng’

  • Không giống như nhiều ngành khác, cộng đồng của họ thường mang tính cục bộ hoặc đôi khi rất nhỏ và không năng động. Cộng đồng của ngành CNTT lại cực kỳ năng động và hoạt động rất rộng trên toàn thế giới. Cộng đồng ngành CNTT có những ‘tụ điểm’ chung để giao lưu và trao đổi mà giới hạn bởi khoảng  cách địa lý và ngôn ngữ trở nên rất mong manh như StackOverFlow hay GitHub và hàng trăm ‘tụ điểm’ hay ho khác.
  • Cộng đồng của ngành CNTT lại cực kỳ năng động, chúng tôi thường xuyên tổ chức hàng tá buổi hội thảo, workshop (cả online lẫn offline) thường là miễn phí (hoặc phí rất thấp) để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau.

Chia sẻ để thăng tiến

  • “Giấu nghề” là từ không có trong từ điển của dân CNTT. Chính văn hóa không giấu nghề làm nên sự khác biệt và sự phát triển vượt bậc của ngành CNTT.
  • Cộng đồng CNTT luôn dành sự ưu ái đặc biệt cho những người thích chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho người khác, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người có blog ngàn người theo dõi, có Github ngàn lượt folk, hay xuất hiện nhẵn mặt ở các buổi hội thảo, workshop.

Nguồn sưu tầm

Xem thêm

>  Việc làm của ngành CNTT!

>  Học Công nghệ thông tin  dễ hay khó?

>  Những lý do học ngành Công nghệ thông tin

>  Học Công nghệ thông tin ở đâu có cam kết việc làm?

>  Tuyển sinh đại học năm 2020