Trong thời đại Công Nghệ 4.0, Công nghệ thông tin xuất hiện ở khắp tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Chính vì vai trò quan trọng của nó, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành luôn ở mức rất cao. Các vị trí công việc liên quan đến lập trình máy tính được nhiều công ty, tổ chức đăng tuyển với mức lương rất cao. Tuy nhiên không chỉ có những hào quang, để đến được với nghề lập trình viên bạn cũng phải trải qua quá trình đào tạo gian khổ.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về nghề lập trình viên và các vị trí có thể đảm nhiệm và mức lương tương ứng…
1. Nghề lập trình viên là gì?
Lập trình viên (Developer) được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính. Có thể ví lập trình viên như một “nhạc trưởng”, người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm máy tính).
2. Công việc của một lập trình viên
Công việc của lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile.
Các nhiệm vụ chính của một lập trình viên đó là:
- Xây dựng mới một ứng dụng
- Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
- Xây dựng các chức năng xử lý
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
3. Những tố chất cần có của một lập trình viên
Để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn phải có những tố chất cần thiết của một lập trình viên như:
- Cẩn thận, tỉ mỉ: tính chất phức tạp của công việc lập trình đòi hỏi các lập trình viên phải làm việc một cách cẩn thận, chú trọng tới từng chi tiết. Bởi một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá trình làm việc cũng sẽ khiến sản phẩm của bạn thất bại và bạn phải tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa nó.
- Độc lập và làm việc nhóm: thông thường các lập trình viên sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau trong dự án sau đó kết nối lại để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, vì vậy đòi hỏi một lập trình viên phải vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có thể cộng tác tốt với đồng nghiệp.
- Khả năng thiết kế sáng tạo và tư duy logic: đây là tố chất quan trọng nhất của một lập trình viên. Để tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn phải có thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế, và sắp xếp vấn đề một cách logic.
- Tự học hỏi nâng cao kiến thức: đến được với nghề lập trình viên đã khó, để sống chung được với nó còn khó hơn rất nhiều. Đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải luôn học hỏi tiếp thu thêm kiến thức và thực hành thường xuyên để có kỹ năng thành thạo.
4. Các cấp bậc của nghề lập trình viên
Không phải tất cả lập trình viên đều có trình độ như nhau, để trở thành một lập trình viên xuất sắc, bạn sẽ phải trải qua thời gian khổ luyện lâu dài. Các cấp độ của một lập trình viên gồm:
- Junior Developer($500 – $1000): có dưới 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết tổng thể về cơ sở dữ liệu, vòng đời các ứng dụng, ở trình độ này bạn có thể viết được các ứng dụng đơn giản.
- Senior Developer($1000 – $1500): có từ 4 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này bạn đã có kiến thức sâu hơn và có thể lập trình được các ứng dụng phức tạp.
- Leader Developer ($1500 – $2000): có 7 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này, bạn đã có các kỹ năng của một senior developer và có thể làm việc như một kỹ sư độc lập hoặc lãnh đạo một nhóm các lập trình viên.
- Mid-level Manager – Quản lý cấp trung ($1500 – $2500): là người quản lý các lập trình viên, và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao, ở một số tổ chức họ có quyền thuê và sa thải nhân viên của mình. Các chức danh ở cấp độ này làProduct Manager, Project Manager,…
- Senior Leader – Quản lý cấp cao (trên $2000): lãnh đạo các quản lý cấp dưới của mình và báo cáo lên Ban Giám đốc công ty. Các chức danh ở cấp độ này có thể là: VP, CTP hoặc CEO.
Tin tức liên quan
Học Công nghệ thông tin dễ hay khó?
Học Công nghệ thông tin ra làm gì ? ở đâu ?
Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển thi khối gì ? tổ hợp môn nào