Lập trình web là công việc của một Web Developer (Lập trình viên website) có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (Giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính. Vậy để quyết định có nên lựa chọn nghề này hay không ta tiếp tục khám phá những nội dung sau:

Lập trình web

1. Nghề lập trình web có những hình thức nào?

Đối với những lập trình viên website mới bắt đầu thì có 3 lựa chọn nghề nghiệp là front-end, back-end và full-stack. Vậy 3 hình thức này khác nhau thế nào?

Front-end là công việc tạo ra giao diện và trải nghiệm người dùng của một trang web. Các lập trình viên front-end sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript… để xây dựng website. Trong đó, HTML được dùng để tạo ra nội dung của trang web, CSS giúp cho trang web trở nên bắt mắt hơn và JavaScript giúp người dùng tương tác được với trang web một cách tiện lợi.

Ngày nay, các lập trình viên front-end có nhiều lựa chọn hơn vì ngày càng xuất hiện nhiều công cụ có tính năng mạnh mẽ để hỗ trợ lập trình, có thể kể đến như TypeScript, CoffeeScript, SASS…

Back-end nói một cách nôm na là bệ đỡ của website, giúp website tồn tại song song với “bộ mặt” là front-end. Phát triển ứng dụng web Back-end là nói đến công việc sử dụng các ngôn ngữ server-side (tức các ngôn ngữ lập trình chạy trên server) để thao tác với CSDL, thiết lập các quy tắc nghiệp vụ, đảm bảo bảo mật… và cung cấp nội dung cho phía front-end.

Vì tính quan trọng của công việc nên các lập trình viên back-end cần phải thông thạo nhiều mảng khác nhau, thậm chí là front-end.

Full-stack developer (hay lập trình viên full-stack) là khái niệm xuất hiện từ năm 2012 trên bảng tin tuyển dụng của Facebook. Lập trình viên full-stack có khả năng làm việc cả với web front-end và back-end. Họ hiểu rõ hơn về tổng quan của hệ thống, biết các thành phần được liên kết với nhau như thế nào, biết cách để tối ưu toàn bộ hệ thống… và nhất là hiểu được công việc của các bên còn lại.

2. Những tố chất cần có để làm nghề lập trình web

Suy nghĩ logic: Logic là điều quan trọng nhất đối với một lập trình viên. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để sao cho hợp lí nhất. Nếu không có khả năng suy luận logic thì bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về lỗi, dấu chấm, dấu phẩy…

Luôn chú ý tới chi tiết: Cẩn thận và chú ý tới các chi tiết dù nhỏ nhất là điều rất cần thiết với nghề này. Đôi khi bạn phải dành ra hàng giờ để chỉnh sửa lỗi được gây ra bởi những chi tiết rất “vụn” mà bạn vô tình bỏ qua nếu không cẩn thận.

Khả năng tự học: Khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè là không thể thiếu vì không trường lớp nào có thể đào tạo tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Hãy kết hợp dự án làm việc trong thực tế với kiến thức mình được học để nâng cao tay nghề.

Làm việc nhóm: Như đã trình bày ở trên, cả 3 hình thức lập trình web đều có mối liên hệ với nhau và đều giúp cho website vận hành mượt mà. Đa số các công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Vì vậy, bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự cũng như lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đồng đội.

Làm việc một mình: Có đôi lúc, bạn phải hoàn thành công việc một mình. Vì vậy, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.

Tính kiên nhẫn: Các vấn đề mà các lập trình viên gặp phải thường mất nhiều thời gian để giải quyết. Bạn phải bỏ ra nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc cẩn thận để tìm hướng đi. Bạn bắt buộc phải thật kiên nhẫn với việc mình đang làm và không được bỏ cuộc.

3. Học lập trình website ở đâu?

Ở Đại học Phú Xuân, chuyên ngành công nghệ thông tin đã được thiết kế để đón đầu các xu thế mới nhất của lập trình website hiện nay. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng để xây dựng một website chuyên nghiệp.

Với triết lý đào tạo “Thái độ – kỹ năng – kiến thức”, kết hợp với mô hình mô hình đào tạo theo “learning office” và “learning project”, sinh viên sẽ được trải nghiệm với những dự án thực tế cùng với đội ngũ giảng viên và các doanh  nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Tin tức liên quan

Công nghệ thông tin là gì ?

Học Công nghệ thông tin  dễ hay khó?

Học Công nghệ thông tin ra làm gì  ? ở đâu ?

Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển thi khối gì ? tổ hợp môn nào

Chương trình đào tạo ngành CNTT

Học Công nghệ thông tin ở đâu có cam kết việc làm?