Bạn đã đi du lịch theo tour, đã từng tiếp xúc với nhiều hướng dẫn viên khác nhau. Và, chắc hẳn cũng đã từng thấy yêu mến cũng như “chán” một anh hay một cô hướng dẫn viên nào đó… Vậy, điều gì làm lên sự khác biệt giữa một người hướng dẫn viên giỏi và người hướng dẫn viên chưa giỏi? Những tố chất cần thiết dành cho một hướng dẫn viên du lịch là gì?

1. Sự yêu thích, lòng say mê

Không chỉ làm hướng dẫn viên đâu, mà trong bất cứ công việc gì bạn làm nếu không có sự yêu thích và lòng say mê thì có thể cho đó là “địa ngục”. Niềm đam mê và sở thích thực sự có thể thực hiện một chuyến du lịch từ điển hình đến nổi bật. Bất cứ ai cũng có thể học để dẫn tour, nhưng những người thực sự yêu thích những gì họ làm có thể truyền niềm đam mê đó cho khách du lịch và người dân địa phương để khiến họ cảm thấy điều đó.

2. Sức khỏe

Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các hướng dẫn viên du lịch. Với tính chất công việc phải di chuyển thường xuyên đến nhiều nơi, ngồi nhiều giờ đồng hồ trền xe bus hoặc máy bay. Sở hữu sức khỏe tốt sẽ giúp bạn kiên trì với nghề, truyền cảm hứng một cách trọn vẹn đến với du khách, họ sẽ cảm thấy sảng khoái và vui vẻ hơn nhờ sức sống của hướng dẫn viên. Hãy thường xuyên tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thật tốt để công việc của bạn luôn thuận lợi.

Sinh viên ngành Du lịch- ĐH Phú Xuân thực tế tại Doanh nghiệp

3. Kiến thức và kỹ năng

Hướng dẫn viên là công việc tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với lịch sử, giữa con người với văn hóa. Chính vì vậy kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử là không thể thiếu. Ngoài ra, làm thế nào đem những người bạn nước ngoài đến gần với Việt Nam, hiểu và yêu đất nước ta hơn thì còn phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ của người hướng dẫn (nghe và nói là 2 kĩ năng quan trọng nhất). Đem đến sự hứng thú, vui vẻ cho khách du lịch hay không là nhờ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng quan sát của người hướng dẫn viên.

4. Luôn học hỏi và tìm tòi

Kiến thức là vô cùng quan trọng để bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Kiến thức sâu rộng về xã hội, văn hóa giờ đây không chỉ dừng ở địa phương nữa mà mang tính quốc tế, có nghĩa là bạn phải biết được về tình hình xã hội, nền văn hóa đất nước của cả những người khách của mình. Không ngừng nâng cao vốn ngoại ngữ. Đừng dừng lại ở một ngôn ngữ, hãy học tất cả những gì bạn có thể…

Làm hướng dẫn viên mỗi chuyến đi, mỗi nơi đến, mỗi người khách là những điều mới mẻ khác nhau…

5. Xây dựng hình ảnh

Bạn không chỉ là hướng dẫn viên mà bạn còn là đại diện cho nước nhà với bạn bè quốc tế khi giới thiệu đến họ thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Thông qua bạn, du khách sẽ có đánh giá riêng của họ…Chính vì vậy bạn phải tạo cho mình hình ảnh chuyên nghiệp theo tiêu chí:

  • Phong thái    : tự tin.
  • Tâm thế       : nhiệt tình, cởi mở, thân thiện, nồng ấm…
  • Tác phong     : nhanh nhẹn, hoạt bát…
  • Ngoại hình    : gọn gang, ưa nhìn…
  • Phong cách   : mỗi người hướng dẫn viên có một phong cách riêng để du khách có những ấn tượng tốt đẹp.

Hãy suy nghĩ kĩ, xây dựng cho mình niềm tin và những tố chất cần thiết khi bước vào bất cứ ngành nghề nào, không chỉ là hướng dẫn viên du lịch – một công việc thú vị nhưng cũng đầy chông gai.

Tin tức liên quan

Nghề Hướng dẫn viên Du lịch có gì thú vị?

Hướng dẫn viên Du lịch cần làm những gì ?

Làm hướng dẫn viên được gì? mất gì?

Để trở thành hướng dẫn viên chuyên nghiệp cần có kỹ năng gì?

Không sợ nghèo với nghề hướng dẫn viên Du lịch

Hướng dẫn viên – Sự lựa chon của bạn trẻ năng động