Nhắc đến nghề hướng dẫn viên du lịch, ai cũng nghĩ đến những sự xa hoa, đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều cảnh đẹp, lối sống xa xỉ vì thu nhập “khủng”. Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có cái “được” và cái “mất”. Những thuận lợi và khó khăn của người hướng dẫn viên du lịch không phải ai cũng biết, vì vậy nếu muốn “dẫn thân” vào nghề này phải xác định được những điểm mạnh điểm yếu, từ đó quyết định xem có nên trở thành một hướng dẫn viên hay không.

1. Cái “được” của nghề hướng dẫn viên du lịch

  • Đi nhiều nơi tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới

Như các bạn đã biết hướng dẫn viên du lịch là người đứng đầu một đoàn khách để giới thiệu trình bày về một địa điểm du lịch nào nổi tiếng nào đó giúp du khách hiểu và yêu mến vùng đất đó hơn. Như vậy khi đến một vùng đất mới thì các bạn sẽ có một trải nghiệm mới thậm chí ngay cả đến một vùng đất nhưng đi nhiều lần khác nhau cũng có những cảm xúc khác biệt, đó là thế mạnh ưu việt nhất mà không bất kỳ ngành nghề nào có được.

Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên hướng dẫn viên còn được khám phá những nét văn hóa độc đáo của con người nơi đây từ trang phục, giao tiếp hằng ngày, các món ăn ngon, độc lạ,… chắc hẳn mỗi nơi sẽ để lại cho bạn một ấn tượng khó phai. Thuận lợi của nghề hướng dẫn viên du lịch là vậy.

  • Thu nhập hấp dẫn

Suy đến cùng, chúng ta học ngành gì cũng chỉ để kiếm việc làm có thu nhập, ổn định cuộc sống, chăm sóc gia đình góp phần xây dựng xã hội. Thu nhập của những hướng dẫn viên du lịch rất đáng mơ ước bởi vì ngoài khoản lương cố định người hướng dẫn viên còn được nhận thêm những khoản thu nhập bổ sung như tiền bo từ khách. Đặc biệt với những nhóm khách du lịch quốc tế, tiền tip nhận được có thể lên đến nghìn đô la.

Sinh viên ngành Du lịch thực tế tại Doanh nghiệp
Sinh viên ngành Du lịch thực tế tại Doanh nghiệp
  • Du lịch free

Đi du lịch đây đó là niềm mơ ước của hàng triệu người. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để chi trả cho mỗi chuyến đi đắt đỏ. Ngược lại, hướng dẫn viên du lịch mỗi lần đi làm chính là một cuộc du hí vừa an toàn vừa tiết kiệm.

  • Thời gian làm việc linh hoạt

Những người làm nghề này không phải gò bó 8 tiếng trong văn phòng với một công việc lặp đi lặp lại như nhau rất đơn điệu, nhàm chán. Ngược lại họ có thể tự sắp xếp, đăng ký những tour sao cho phù hợp, có thể nay mai đi cả ngày lẫn đêm nhưng ngày kia được nghỉ.

Đây chính là thuận lợi của nghề hướng dẫn viên du lịch. Bởi vì chúng ta sống không chỉ có công việc mà còn gia đình, con cái bao nhiêu việc đột xuất như thế nhiều lúc cần lắm những sự linh động từ khung thời gian trong ngày. HDV có thể thực hiện được điều này mà không sợ ảnh hưởng hay làm gián đoạn đến các bộ phận khác trong công ty.

  • Biết cách làm gia tăng thu nhập

Hướng dẫn viên du lịch ắt là những người am hiểu sâu sắc, thuyết minh hấp dẫn về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, kể cả những nhà hàng, khách sạn, quán ăn ngon giá tốt,… Họ có thể chia sẻ lại cho người khác thông qua các bài viết thực tế. Đây là cách mà họ có thể kiếm thêm từ viết lách, có thể lập blog riêng hoặc cộng tác viên cho các công ty du lịch, hình ảnh chụp lại cũng có thể bán để lấy tiền. Không có gì sung sướng hơn khi vừa được du lịch thoải mái đi kiếm tiền phải không nào?

2. Cái “mất” của nghề hướng dẫn viên du lịch

  • Ít được sum họp bên gia đình trong dịp lễ

Khó khăn của ngành hướng dẫn viên du lịch phải kể đến là đặc thù công việc làm vào những ngày nghỉ lễ. Vì vậy, họ ít có thời gian sum họp bên gia đình trong những dịp đặc biệt. Thậm chí có người còn tâm sự “tôi không thể đưa con trai đi chơi  công viên vào cuối tuần vì thứ 7, chủ nhật là lúc đông khách nhất”. Thế nhưng, những ngày thường khi muốn dành thời gian với bọn trẻ cũng không được bởi lúc đó chúng phải đến trường.

  • Tiêu chuẩn khắt khe

Không chỉ cần ngoại hình ưa nhìn mà yêu cầu những người làm nghề này là khả năng ăn nói trôi chảy mạch lạc – điều mà không phải ai cũng làm được cho dù kiến thức của họ có phong phú cỡ nào. Ngoài ra, giọng nói truyền cảm sẽ giúp bạn “ăn điểm” trong mắt du khách, đồng nghiệp,…

  • Chịu được áp lực công việc

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, làm bất cứ nghề gì cũng áp lực. Với nghề “làm dâu trăm họ” này lại càng khắc nghiệt hơn. Mỗi đoàn khách một khác biệt, mỗi con người một tính cách, bản thân người làm nghề vừa chịu sự quản lý “gắt” cấp trên vừa biết xử lý tình huống khéo léo với những vị khách khó tính. Đặc biệt, lúc nào cũng biết kiềm chế kiểm xúc, hạn chế cái tôi cá nhân để  nụ cười luôn nở trên môi.

Ngành nghề nào cũng vậy, đều có tính hai mặt. Vấn đề chúng ta suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn cho mình một hướng đi đúng thì những cái “mất” sẽ trở thành động lực để ta phấn đấu cho tương lai của mình.

Xem thêm

Nghề Hướng dẫn viên Du lịch có gì thú vị?

Hướng dẫn viên Du lịch cần làm những gì ?

Để trở thành hướng dẫn viên chuyên nghiệp cần có kỹ năng gì?

Không sợ nghèo với nghề hướng dẫn viên Du lịch

Hướng dẫn viên – Sự lựa chọn của bạn trẻ năng động