Thông tin cơ bản về coronavirus
Coronavirus là gì?
Thuật ngữ coronavirus được sử dụng cho bất kỳ loại virus nào thuộc phân họ Coronaviridae. Đây là một thuật ngữ tập thể cho bốn họ vi-rút gây bệnh với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tên này bắt nguồn từ sự sắp xếp đặc trưng của các cấu trúc bề mặt của lớp vỏ corona lipid với hình dạng mặt trời. Nó có thể gây ra các vấn đề phổ biến như cảm lạnh, ho, khó thở, sốt cao. Nhưng cũng có những bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh hô hấp gọi là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hoặc Hội chứng của bệnh truyền nhiễm đường hô hấp (MERS).
Làm thế nào để tôi biết tôi bị nhiễm bệnh?
Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở, nhức đầu và mệt mỏi và đau đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có các triệu chứng này đều bị nhiễm coronavirus. Trong những trường hợp như vậy, cần phải xem xét một cách hợp lý xem bạn có thể đã tiếp xúc với bệnh hay không.
Ngạt thở là gì?
Ngạt thở là vấn đề liên quan đến việc thở đặc trưng bởi nó được ghi nhận một cách chủ quan. Bệnh nhân có cảm giác nặng ở ngực hoặc thiếu không khí, khó thở.
Những nhóm dân cư nào có nguy cơ cao nhất?
Nó đặc biệt nguy hiểm với gồm người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính hoặc người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Nhưng dường như nó không đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang có thai. Người ta thấy theo những thông tin được biết, ngay cả trẻ em cũng có khả năng đề kháng virus tốt.
COVID-19 được truyền như thế nào?
Coronavirus được truyền từ người sang người sau các tiếp xúc gần. Nó được gọi là nhiễm trùng bởi các giọt chất lỏng được truyền qua không khí. Thông thường nó tấn công màng nhầy của đường hô hấp trên và dưới và kết mạc. Thời gian ủ bệnh khoảng hai đến mười bốn ngày. Sau một tuần bị nhiễm bệnh, bệnh bị sốt cao và không thuyên giảm. Có thể đi kèm với sự khó chịu, đau khớp và cơ bắp, và ho.
Các cách phổ biến nhất mà virus xâm nhập vào cơ thể con người là qua các màng nhầy, tức là miệng, mũi và mắt. Đối với virus đó là những cánh cửa rộng mở; một cách vô thức chúng ta thường xuyên sờ tay lên mặt. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên có ý thức tránh những đụng chạm này.
Đối với các coronavirus thông thường, khả năng miễn dịch kéo dài quá lâu là không thể có. Vì vậy, đối với loại coronavirus cụ thể này các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời . Nếu bạn hồi phục, bạn sẽ được miễn dịch, nhưng không biết là trong bao lâu. Đây thực sự là một trong những thách thức lớn nhất trong việc phát triển vắc-xin hiện đang được tìm kiếm.
Trước hết phải có trách nhiệm với bản thân và môi trường xung quanh:
- Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng hoặc gel khử trùng
- Thường xuyên lau đồ vật của bạn (ví dụ như điện thoại di động) bằng khăn lau khử trùng.
- Hắt hơi và ho vào khăn giấy hoặc tay áo
- Sử dụng khăn tay dùng một lần và sau đó loại bỏ chúng
- Tránh các nhóm đông người và giữ khoảng cách an toàn (khoảng 2 mét)
- Tránh tiếp xúc với người bệnh
- Không đi đến các khu vực bị ảnh hưởng
- Ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe
- Luôn cập nhật trên các trang web được xác minh
- Thực hiện theo các khuyến nghị của các cơ quan chứ năng
Tôi cảm thấy có vấn đề về sức khỏe. Tôi nên làm gì bây giờ?
Nếu bạn chắc chắn rằng bạn có những triệu chứng như dưới đây:
- Khó thở / khó thở mà không ho
- Sốt hơn 38 độ
- Ho khan
Nếu bạn khó thở, bị sốt và đồng thời ho khan, hãy gọi đến tổng đài 19009095 hoặc các đường dây nóng tại các tỉnh và ngay lập tức và làm theo hướng dẫn của tổng đài.
Nếu bạn không có những triệu trứng như trên, hãy theo dõi sức khỏe của bạn và đo nhiệt độ của bạn hai lần một ngày.
Nếu bạn đang cách ly tại nhà, đề nghị không dùng phương tiện công cộng để đến nơi xét nghiệm. Nếu đi xe cá nhân, hãy cố gắng tự đi một mình hoặc tối đa một người đi kèm. Khi đi hãy dùng khẩu trang hoặc khăn che miệng và mũi. Hãy xem trước danh sách các địa điểm xét nghiệm
Tôi phải làm gì khi bị cách ly?
Nếu bạn được yêu cầu phải cách ly tại nhà, bạn nên ở trong nhà và không đi đâu cả (ngay cả khi mua đồ hoặc đến bác sĩ). Trong trường hợp có vấn đề sức khỏe, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc trạm vệ sinh dịch tễ tương ứng, và cần thông báo rằng bạn đang phải cách ly tại nhà. Nếu có thể, khi cần mua bán hãy sử dụng dịch vụ mua hàng đến tận nhà, nếu không, bạn có thể ra khỏi nhà trong thời gian tối thiểu cần thiết cho việc mua bán.
Thuốc hạ sốt có thể được sử dụng để hạ nhiệt độ của bệnh Covid-19. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc thường có sẵn, nhưng phản ứng thuốc của mỗi người khác nhau, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về quy trình điều trị. Tiếp theo, bạn có thể tăng lượng vitamin C, các vitamin và khoáng chất khác.
Nếu bạn sống một mình và bạn thực sự không có người thân hoặc người quen có thể mua hàng hoặc bảo đảm các nhu cầu cần thiết, bạn có thể tận dụng các dịch vụ giao hàng hoặc các dịch vụ từ xa khác. Nếu ngay cả khi bạn không thể sử dụng những dịch vụ này, bạn có thể, ví dụ, đi mua hàng một thời gian ngắn. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, chúng tôi kêu gọi bạn hãy có trách nhiệm nhất với môi trường xung quanh, đó là sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay cẩn thận trước khi rời khỏi nhà và về nhà, và quan trọng nhất là không ở trong khu vực có nhiều người tập trung quá thời gian tối thiểu cần thiết
Trong thời gian cách ly chắc chắn là không, và tuyệt đối không tiếp xúc với người già và người mắc bệnh mãn tính. Nếu thực sự quá cần thiết, hãy đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách an toàn.
Nếu tôi sống cùng nhà với nhiều người thì trong trường hợp này có thể xử lý việc cách ly như thế nào?
Nếu có thể, bạn hãy ở trong một phòng riêng và cách ly bản thân khỏi các thành viên khác trong gia đình. Và một lần nữa, bạn và các thành viên khác trong gia đình phải tăng cường tuân theo các quy tắc vệ sinh và sử dụng thiết bị bảo vệ. Đồng thời cần duy trì khoảng cách an toàn và tránh tiếp xúc trực tiếp.
Nên cách ly như thế nào với các thành viên khác trong gia đình?
Trong trường hợp này bạn nên triệt để cách ly khỏi những người khác, kể cả người trong gia đình. Tốt nhất là sử dụng một phòng đơn với nhà vệ sinh và phòng tắm riêng biệt và quán triệt việc đóng cửa trong nhà.
Làm thế nào khi chúng tôi không thể dành một phòng cho người bệnh?
Nếu điều này là không thể, các giường nằm nên được đặt cách nhau ít nhất một mét và phòng phải được thông khí đầy đủ. Khi bạn cần đi vào khu vực chung trong nhà thì tốt nhất là hãy đeo khẩu trang và chỉ trong trường hợp tối cần thiết. Nhà vệ sinh phải được khử trùng đúng cách sau khi sử dụng. Người bị cách ly trong nhà phải sử dụng khăn riêng sau khi tắm hay để vệ sinh tay, và không được cho các thành viên khác trong gia đình sử dụng. Cũng như cần rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng rửa bát và sử dụng khăn riêng để lau khô.
Làm cách nào để xử lý quần áo và khăn trải giường khi tôi phải cách ly?
Các thành viên khác không nên chạm vào đồ mặc và đồ dùng của người bị cách ly trong nhà, từ khăn mặt đến cốc chén. Sau khi sử dụng những vật dụng này, bạn hãy rửa kỹ chúng bằng xà phòng và nước; có thể sử dụng máy rửa bát để rửa bát đĩa và thìa dĩa.
Làm cách nào để giặt đồ bị nghi là bị ô nhiễm?
Nếu bạn cần giặt đồ ở nhà, hãy giặt bằng bột giặt ở nhiệt độ cao nhất có thể cho loại vải đó. Nhiệt độ trên 60 ° C là phù hợp. Nếu có thể, hãy sấy khô và ủi đồ giặt ở nhiệt độ cao nhất có thể phù hợp với loại vải.
Làm thế nào để có thể giải quyết công việc của mình khi tôi bị cách ly?
Trong thời gian cách ly bạn có thể sử dụng chế độ nghỉ ốm tùy theo thỏa thuận với chủ lao động và bác sĩ. Đồng thời, nếu công việc của bạn cho phép, bạn có thể thỏa thuận với chủ lao động và sử dụng chế độ làm việc tại nhà. Khi người nhân viên phải cách ly tuân thủ tất cả các hạn chế đã được quy định, và sức khỏe của anh ta cho phép, thì có thể thỏa thuận với chủ lao động để làm việc được ở nơi khác ngoài nơi làm việc của chủ lao động (thường là “ở nhà“), tương tự có thể thỏa thuận như vậy trong việc trông con.
Quyền và nghĩa vụ hiện nay của tôi là gì?
- Có thể đi đến chỗ làm hoặc di chuyển cho mục đích kinh doanh của mình.
- Trong trường hợp có nhu cầu quan trọng có thể đi gặp những người thân.
- Có thể đảm bảo để cung cấp cho bản thân và cho gia đình những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, chẳng hạn như mua thực phẩm, thuốc men, đồ vệ sinh hoặc đồ dùng cho động vật.
- Có thể đi lại trong trường hợp, nếu như làm các hoạt động như hoạt động tình nguyện, hỗ trợ hàng xóm.
- Có thể đi đến các cơ sở ý tế, phòng an sinh xã hội, phòng khám thú y hay đưa những người thân đến các cơ sở đó.
- Có thể đi lại ở trong trường hợp có những công việc hành chính chính thức không thể trì hoãn liên quan đến việc vận hành của các cơ quan hành chính.
- Có thể làm các công việc nằm trong việc đảm bảo bảo vệ an ninh, trật tự nội bộ, bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế và xã hội, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cá nhân, giao thông công cộng, các dịch vụ vận chuyển giao nhận và cung cấp đồ và dịch vụ thú ý.
- Có thể đi ra vào chỗ ở của mình.
TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- Phải hạn chế đi lại ở nhưng nơi công cộng trong thời gian cần thiết.
- Phải ở tại chỗ ở của mình, trừ các trường hợp nêu ra trong mục “Tôi có thể làm gì?”
- Phải hạn chế tiếp xúc với những người khác trong thời gian cần thiết.
- Trong mỗi lần di chuyển hoặc vào tất cả những nơi ngoài chỗ ở của mình phải có thiết bị bảo vệ đường hô hấp.
KHUYẾN CÁO NÊN LÀM GÌ?
- Chủ lao động nên cố gắng tạo điều kiện tối đa cho nhân viên có điều kiện làm việc từ xa. Khuyến khích nghỉ phép hoặc nghỉ tự do ăn lương và giảm bớt công việc không cần thiết cho hoạt động của chủ lao động.
- Khuyến cáo tất cả mọi người trong khi giao tiếp với những người khác ở những nơi công cộng duy trì khoảng cách tối thiểu hai mét.
- Khuyến cáo sử dụng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.
- Khuyến nghị các nhà vận hành các dịch vụ công cộng thiết lập trong phạm vi không gian làm việc tại cơ sở của mình những điều kiện để đảm bảo duy trì khoảng cách giữa mọi người tối thiểu là hai mét và đảm bảo nâng cáo các biện pháp an toàn vệ sinh.
Theo những thông tin có được hiện nay và thông qua việc theo dõi những phụ nữ có thai mà được khẳng định có nhiễm COVID-19 thì chưa xẩy ra việc lây truyền qua nhau thai, qua sữa mẹ hay trong quá trình sinh nở. Không phát hiện thấy nó có cả ở trong nước ối, cả ở trong sữa mẹ. Tạm thời chưa có thông tin về việc, cúm virus có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, nếu như người mẹ bị và trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên hay đầu tam cá nguyện thứ hai. Ở những bệnh truyền nhiễm virus corona trước đây, ở đây là SARS và MERS, thì ảnh hưởng như thế chưa được chứng minh. Ở bệnh truyền nhiễm COVID-19 hiện nay tạm thời bác sĩ chưa cho thấy có những biến cố nào, ví dụ như xảy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi sự phát triển của thai nhi hoặc chở dạ sinh sớm trước kỳ hạn dự định, nếu như mẹ mắc bệnh trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thớ hai.
Bệnh nhân mang thai phải luôn luôn tham khảo ý iến bác sĩ về tình trạng của mình, và nếu như thông báo cho trạm vệ sinh dịch tễ về nghi ngờ đối với việc nhiễm virus corona, thì cần phải lưu ý ngay rằng mình đang mang thai. Một tin tốt là các thuốc chống siêu vi mà bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 thì cũng có thể được dùng cho phụ nữ có thai, mà không gây nguy hiểm cho người mẹ hoặc cho thai nhi.
Mặc dù chưa thấy có báo cáo việc lây truyền từ người mẹ sang trẻ sơ sinh, nhưng ở việc truyền nhiễm sang trẻ sơ sinh thì lại khác. Một bệnh nhân trẻ nhất nhiễm COVID-19 được chuẩn đoán 36 giờ sau khi sinh.
Việc tiếp xúc giữa người mẹ và đứa trẻ rất gần và như vậy rất phức tạp để ngăn chặn việc truyền nhiễm. Do đó tại Trung Quốc trẻ sơ sinh được cách ly với người mẹ bị nhiễm bệnh trong thời gian nhất 14 ngày và người mẹ hoàn toàn không cho con bú – họ vắt sữa để duy trì cho sữa vẫn tiếp tục tiết ra. Việc cho con bú bắt đầu khi bệnh được chữa khỏi và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Những lời đồn thổi và sự thật
Không. Chưa có trường hợp nào xác nhận có thể bị lây truyền qua hình thức này. Rất khó có khả năng đồng thời và trùng lặp sự việc, thí dụ một người bị bệnh mang virus sang gói hàng, sau đó virus sống tiếp trên gói hàng hóa và di chuyển vòng quanh thế giới và lại tiếp cận được với người nhận gói hàng và truyền vào đường hô hấp để gây ra bệnh. Nếu bạn lo ngại, hãy phun khử trùng trước khi mở gói hàng hoặc rửa tay và sát trùng sau khi động chạm vào hàng hóa.
Rượu có tác dụng phòng ngừa việc lây nhiễm không ?
Nếu trong rượu có nồng độ cồn trên 70% thì có thể coi là chất khử trùng bề mặt hoặc tay. Nhưng uống rượu thì không phải là biện pháp bảo vệ vì nó không thể bao phủ được các màng nhầy thậm chí còn có hai cho tuyến nhầy.
Clo có chức năng như một chất khử trùng?
Clo là chất khử trùng hiệu quả nhưng chỉ dành cho bề mặt hàng hóa, đồ dùng, nhưng không phải dành cho da người. Tương tự, Clo không được dùng để uống hoặc ăn.
Thuốc nhỏ mũi có thể tiêu diệt virus?
Thuốc nhỏ mũi không thể tiêu diệt virus.
Tỏi có ngăn ngừa nhiễm trùng?
Tỏi là một thực phẩm tốt, giúp tăng sức đề kháng, nhưng chưa chứng minh được khả năng ngăn ngừa lây nhiễm của tỏi.
Uống nước ấm thường xuyên có ngăn ngừa nhiễm trùng?
Uống nước ấm thường xuyên không chắc là biện pháp ngăn ngừa coronavirus hiệu quả.
Loại thuốc kháng sinh nào có thể giúp chúng ta ?
Thuốc kháng sinh không hiệu quả chống lại các bệnh do virus. Ngược lại, tiêu thụ quá mức có thể gây hại cho cơ thể con người.
Hút thuốc có ảnh hưởng gì đến căn bệnh không?
Hút thuốc không ảnh hưởng đến sự khởi phát hoặc quá trình của bệnh.
Đồ uống có chứa quinine (ví dụ thuốc bổ) có tác dụng gì không?
Đồ uống như vậy không có tác dụng đối với bệnh.
Liệu virus tồn tại trong một môi trường lạnh?
Kết quả theo dõi cho biết, virus có thể lây truyền ở vùng khí hậu lạnh và ấm.
Thú nuôi trong nhà có thể bị nhiễm bệnh?
Cho đến nay, chưa được ghi nhận có trường hợp như vậy, nhưng nó là một loại virus có thể truyền sang động vật. Do đó, nên tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt ngay cả khi tiếp xúc với vật nuôi.
Koronavirus trên toàn thế giới
WHO đã tuyên bố tình trạng đại dịch trên thế giới. Điều này đặc biệt có nghĩa là gì?
Một đại dịch là một dịch bệnh quy mô lớn kéo dài qua nhiều châu lục. Cụ thể ở đây là sự xuất hiện của loại dịch với tỷ lệ mắc bệnh cao trên một khu vực rộng lớn (lục địa) trong một khoảng thời gian nhất định.
Đại dịch cúm chủng A từng được lặp lại, đặc biệt là sau khi thay đổi kháng nguyên nghiêm trọng hơn ở virut cúm (trường hợp cúm Tây Ban Nha, v.v.). Ngoài ra, sự gia tăng của SARS được kiểm soát với tốn kém chi phí đáng kể từng là một mối đe dọa nghiêm trọng. Đại dịch cũng từng được coi tương tự như SARS-CoV-2 coronavirus kể từ tháng 12 năm 2019 (COVID-19). Nó đã được Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Trước đây, đại dịch toàn cầu chủ yếu là cúm, cũng như bệnh dịch hạch, dịch tả và sốt phát hiện. Kể từ những năm 80 thế kỷ trước, đại dịch AIDS là một mối nguy hiểm lớn, HIV ảnh hưởng đến hơn 37 triệu người vào năm 2018, chủ yếu là khu vực châu Phi hạ Sahara.
WHO và các tổ chức quốc tế khác khuyến nghị gì về coronavirus?
Đối với những tình huống này, Bộ Y tế sử dụng Hệ thống Cảnh báo và Ứng phó sớm. Đó là một hệ thống khép kín, nhờ đó chúng ta có thể liên tục liên lạc với các quốc gia khác hàng ngày. Ngoài ra, Bộ Y tế tham gia từ xa các cuộc họp thường xuyên của Ủy ban An ninh Y tế EU (HSC), là nơi thông tin được chia sẻ. Cụ thể là các thông tin về các diễn biến dịch trên khía cạnh dịch tễ học, tiếp đó thông qua các cuộc họp truyền hình, Tổ chức Y tế Thế giói (WHO) và các Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Châu Âu cũng đưa ra các nhận định chuyên môn và xác thực.
Đồng thời Tổ chức Y tế thế giới cũng kêu gọi các nước trong tình thình hiện nay hãy dung các biện pháp thích hợp để thắt chặt thêm các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế khả năng lây lan và bảo vệ người dân của mình, trước hết và đặc biệt là nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Theo http://covidinfo.cz/