Thế giới đang bước vào thời đại với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc ứng dụng công nghệ thực-ảo. Trong thế giới đó, tất cả lĩnh vực và ngành nghề đều phải chịu tác động và đang tự chuyển mình thay đổi. Giáo dục không phải trường hợp ngoại lệ. Trước những biến chuyển lớn, các giáo viên cũng phải thay đổi để bắt nhịp với thời đại. Vậy là giáo viên trong thời đại công nghệ 4.0 cần phải có những kỹ năng sau:
1. Sự nhạy bén với hệ thống, kho thông tin
Sự phát triển của mạng Internet và các ứng dụng đi kèm, việc đăng tải tài liệu, cập nhật thông tin trở nên dễ dàng với tất cả mọi người. Sau đó thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau rồi xử lý để đảm bảo chính xác và tạo nên tập dữ liệu lớn. Vì vậy, kho thông tin lưu trữ trong thế giới ảo vô cùng lớn. Nhờ kho thông tin phong phú đó, giáo viên dễ dàng tiếp cận với những cập nhật mới trong kiến thức để ứng dụng vào giảng dạy. Công nghiệp 4.0 đã kéo theo nhiều tác động đến ngành giáo dục và đặc điểm của giao viên bởi sự cập nhật liên tục của thông tin.
Bên cạnh những lợi ích mà kho thông tin khổng lồ mang lại, công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu về “sự nhạy bén” trong đặc điểm của giáo viên. Do đó, trong quá trình tìm kiếm, các giáo viên cần có kỹ năng chọn lọc và phân loại thông tin. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh khi lưu trữ lượng tài liệu khổng lồ bắt buộc giáo viên phải nhạy bén và phát triển kỹ năng quản lý nguồn lực.
2. Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào giáo dục
Những đặc điểm của giáo viên trong cách giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép hay giáo án viết tay đã không còn phù hợp. Sự thay đổi của công nghệ giúp giáo viên tiếp cận với phương tiện mới như máy tính, mạng Internet. Những công cụ đó đã trực tiếp làm tăng hiệu suất lao động. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video,… Học sinh cũng không ngoại lệ. Bài giảng trên powerpoint kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động hơn các phương pháp “bảng phấn” thông thường. Nhìn chung, các giáo viên đang quen với việc sử dụng công nghệ ảo để mô phỏng bài giảng.
Trước những thay đổi đó, giáo viên buộc phải bắt nhịp theo để có cách tiếp cận mới trong giáo dục. Điển hình là sự ra đời của hình thức học trực tuyến (e-learning) giúp việc học diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Hoặc trong lớp học đã xuất hiện nhiều phương tiện hỗ trợ giảng dạy khác ứng dụng công nghệ cao như bảng thông tin kết nối mạng Internet. Mục đích chung là giúp học viên thích thú hơn với bài giảng và tiếp thu tốt hơn.
3. Vai trò mới của người thầy
Trước đây, đặc điểm của giáo viên thường tập trung xung quanh vai trò “dạy học”. Cụ thể, thầy cô dạy lại cho học sinh những điều mình đã biết. Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi theo sự thay đổi của thông tin. Những kiến thức mới liên tục được cập nhật. Điều đó đặt ra thách thức cho giáo viên khi phải bắt nhịp với thời đại. Lúc này, việc dạy học trở nên “lỗi thời” và không còn đúng ý nghĩa. Vậy vai trò mới của giáo viên thời công nghiệp 4.0 là gì?
Nói một cách chính xác nhất, đặc điểm của giáo viên hiện này đó là trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức. Phương pháp đó bao gồm cách phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình. Như vậy, có thể thấy sự thay đổi lớn trong vai trò và đặc điểm của giáo viên. Sự thay đổi này là tất yếu và có lợi cho cả thầy và trò. Bởi học sinh sẽ tự chủ động việc học cá nhân còn thầy sẽ có thời gian dành cho nhiều dự định khác.
4. Ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân
Như đã đề cập ở trên, do thông tin luôn cập nhật liên tục. Nếu giáo viên không ý thức việc đó, kiến thức của họ sẽ “lỗi thời” nhanh chóng, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xã hội.
Như vậy, một đặc điểm của giáo viên cần có chính là ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân. Thông qua các phương tiện hiện có, sử dụng nguồn thông tin khổng lồ để liên tục học hỏi điều mới. Hãy nhớ rằng, trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi. Luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy. Thầy giỏi chính là tiền đề cho học viên giỏi.
Xem thêm
Kỹ năng cần thiết của sinh viên thời đại 4.0
Học online, xu hướng của giáo dục hiện đại
Học Online Mùa Dịch Virus Corona: Một Giải Pháp Hợp Lý
Tuyển sinh đợt 1 năm 2020 -dành cho học sinh tốt nghiệp THPT