1. Lý do nên chọn học ngành quản trị kinh doanh

Dưới đây là 5 lý do chính khiến bạn không thể bỏ qua ngành quản trị kinh doanh.

  • Cơ hội việc làm cao

Khi lựa chọn một ngành học nào trong trường đại học thì câu hỏi được hỏi nhiều nhất sẽ là: “Cơ hội việc làm đó như thế nào?” Ngành Quản trị kinh doanh được coi là một ngành có cơ hội việc làm cao. Các kiến thức trong ngành này cũng khá rộng, nên bạn có được cái nhìn khái quát về toàn bộ kế hoạch, hoạch định cũng như tổ chức của một doanh nghiệp, tổ chức…

  • Môi trường rèn luyện hoàn hảo

Môi trường làm việc cho ngành Quản trị kinh doanh thường là các doanh nghiệp, công ty hay công ty đa quốc gia. Đây được coi là những môi trường có kỷ cương, nề nếp cao và khá khắt khe trong vấn đề rèn luyện tính kỷ luật. Chẳng hạn như phần lớn các công ty hiện nay đều sử dụng dịch vụ chấm công qua vân tay, chỉ đi muộn 1 -2 phút là đã bị phạt 50,000 đồng… Điều này tạo nên tính kỷ cương nghiêm. Do đó, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc nghiêm túc. Ngoài ra, các trường đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh phần lớn đều có liên kết với các chương trình trao đổi với các trường nước ngoài. Đây được coi là điều kiện tốt và môi trường tuyệt vời để rèn luyện và trau dồi nhiều kỹ năng cho sinh viên.

  • Nâng cao khả năng tự lập khi ra trường

Phần lớn các sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh rất năng động. Tiếng Anh tốt, kỹ năng giao tiếp và khả năng nhanh nhạy với môi trường đều là các yếu tố vô cùng quan trọng khiến họ đỡ bỡ ngỡ khi ra trường. Bên cạnh đó, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành này đều tham gia các công việc part time và khả năng tự lập khá sớm. Đây cũng là một trong những thế mạnh của môi trường quản trị kinh doanh.

  • Cơ hội thăng tiến cao

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng các quản lý kinh doanh có trình độ và năng lực tại các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, kế hoạch về lộ trình thăng tiến được coi là khá rõ ràng và khả năng thăng tiến cao. Do đó, nếu bạn đang phân vân về ngành cơ hội nghề nghiệp của ngành này thì đừng quá lo lắng nhé.

  • Có cơ hội học hỏi và giao lưu với bạn bè quốc tế

Thông thường Quản trị kinh doanh gắn liền với bằng MBA nối tiếng của Mỹ (bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh), do đó các bạn cử nhân thường xác định phấn đấu đạt được MBA để có cơ hội phát triển lớn hơn. Nhờ vậy, các sinh viên ngành này khá chú trọng và hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ quốc tế – tiếng Anh. Bên cạnh đó, các cơ hội trao đổi sinh viên tại các trường Đại học cũng vô cùng lớn đem lại cơ hội học hỏi với bạn bè quốc tế và các môi trường văn hóa khác nhau.

2. Cơ hội và thách thức việc làm ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh gắn liền với cơ hội việc làm tốt, cơ hội nhiều và khả năng thăng tiến cao. Chính vì thế đây là ngành thu hút nhiều sinh viên theo học. Điều này làm khả năng cạnh tranh vô cùng lớn. Dưới đây là các cơ hội và thách thức của việc làm ngành quản trị kinh doanh hiện nay.

Cơ hội cho sinh viên học Quản trị kinh doanh:

  • Kiến thức quản trị kinh doanh là kiến thức bao quát và khái quát chung các vấn đề về kinh tế và kinh doanh, do đó, sinh viên học ngành này có cơ hội được làm việc ở nhiều vị trí.
  • Cơ hội làm việc rất đa dạng từ các doanh nghiệp trong nước tới nước ngoài, cơ quan nhà nước…
  • Việc làm ngành quản trị kinh doanh khi có năng lực thì sở hữu mức lương vô cùng hấp dẫn, chẳng hạn việc làm giám đốc lên tới 30 – 60 triệu đồng/ tháng.

Các thách thức đối với việc làm ngành Quản trị kinh doanh:

  • Công việc có tính cạnh tranh cao, do đó việc làm này khá áp lực, thậm chí có thể cần tăng ca liên tục.
  • Đồng nghiệp có sự cạnh tranh nên đôi khi gây cảm giác áp lực.
  • Các công việc đều gắn liền với chế độ, chính sách và nhiệm vụ cụ thể với thời hạn nên khá gây áp lực.

3. Kết luận

Nhìn chung quản trị kinh doanh là một ngành vô cùng lý tưởng và thích hợp với những bạn luôn luôn thích thử thách mình. Đây cũng là việc làm đem lại thu nhập hấp dẫn và mang tới các cơ hội nghề nghiệp cao. Do đó, ngay từ bây giờ các bạn đã xác định gắn bó với ngành này hãy tự rèn luyện cho mình những phẩm chất, kỹ năng cần có nhé.

Xem thêm


Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Học Quản trị kinh doanh ra làm gì?

Học Quản trị kinh doanh khó hay dễ?

Học Quản trị kinh doanh ở trường nào tốt nhất