hoc_dai_hoc_hay_xuat_khau_lao_dong

Hiện nay có rất nhiều sinh viên tìm cho mình một công việc bán thời gian với rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là kiếm thêm ít tiền gánh vác các khoản chi tiêu. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nên hay không nên đi làm thêm, bạn cần hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của việc đi làm thêm đối với sinh viên. 

1. Ưu điểm của việc đi làm thêm:

  • Tăng thu nhập

Khi có cho mình một công việc bán thời gian, bạn sẽ kiếm được một khoản tiền nhất định và có thể chi tiêu nó cho vài việc cần thiết mà không cần phải xin sự hỗ trợ từ bố mẹ. Bạn cũng có thể tiết kiệm nó thành một khoản lớn để có thể tự đóng học phí, hay mua một chiếc xe chẳng hạn…

  • Bạn có kinh nghiệm làm việc

Một công việc làm thêm phù hợp, không chỉ giúp bạn tăng thu nhập mà còn bổ trợ cho chuyên môn của một số ngành mà sinh viên đang theo học, vừa nâng cao kĩ năng mềm. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành. Học tập và sau đó thực hiện đúng những gì bạn học được sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp tương lai. Không có nhiều sinh viên có được cơ hội tuyệt vời này.

  • Bạn học được kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả

Khi quyết định tìm kiếm công việc làm thêm, rõ ràng quỹ thời gian của bạn so với những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, bạn phải có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn thành tốt việc học ở trường lớp. Có một công việc khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình một cách hiệu quả hơn nhiều, ngay cả khi bạn không làm việc.

  • Một trong những yếu tố “làm đẹp” CV

Từ làm trợ lý kỹ thuật trong suốt học kỳ hay việc bán thời gian tại quán cà phê… tất cả đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bởi lẽ, dù ít dù nhiều, nó đều cho bạn những bài học thực tiễn từ cuộc sống, cho thấy khả năng thích nghi của bạn trong những môi trường khác nhau.

Sinh viên làm thêm

2. Nhược điểm của việc đi làm thêm

  • Thiếu thời gian cho học tập

Nếu như bạn không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là một điều sớm muộn. Không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bạn khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường. Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy.

  • Thiếu thời gian cho những hoạt động ngoại khóa

Nếu bạn làm việc và học cùng một lúc, thời gian rảnh của bạn sẽ dần dần biến mất. Để học tập và làm việc hiệu quả, bạn phải có thời gian cho các hoạt động xã hội và các hoạt động khác có thể làm giảm căng thẳng. Nếu bạn không dành thời gian quan trọng này để “sạc pin”, bạn sẽ sớm gặp phải một số hậu quả không lường trước được cả về sức khỏe lẫn học tập.

  • Căng thẳng và mệt mỏi

Sa đà vào việc làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Bởi vì việc đi làm thêm đòi hỏi cường độ lao động của bạn rất cao đôi khi nó vắt kiệt sức lao động của các bạn. Làm việc liên tục trong thời gian dài sau đó còn phải lên lớp khiến tinh thần mệt mỏi, uể oải, không còn tâm trí học hành.

  • Việc làm thêm không phù hợp chuyên ngành

Làm những công việc tốn quá nhiều thời gian như nhân viên bán hàng tại shop quần áo, cửa hàng đồ ăn… bạn phải làm việc liên tục và trong một khoảng thời gian dài. Và thường, sau khi làm xong bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ điều gì. Những công việc này, thời gian làm không quá nhiều mà còn phù hợp với ngành học của bạn nữa.

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn nên kiểm tra tình hình hiện tại của mình. Hãy xác định rõ ưu tiên số một của bạn tại thời điểm này vẫn là học tập. Vì vậy, trong trường hợp bạn vẫn muốn có một công việc bán thời gian, bạn nên cố gắng làm việc trong cùng lĩnh vực với chuyên ngành. Đồng thời lập kế hoạch để cân bằng việc học và làm thêm, nghiêm túc hoàn thành, nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực.