Kỹ sư ô tô nằm trong những ngành nghề ‘nóng’ về nhu cầu lao động hiện nay tại Huế và khu vực miền Trung

Nhu cầu sử dụng ô tô của người dân như là một phương tiện di chuyển cá nhân cũng đã dần trở nên phổ biến, nhất là sau khi Chính phủ thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đối với ô tô sản xuất trong nước trước làn sóng ô tô nhập khẩu từ các nước trong khu vực, tạo điều kiện cho người dân có thể mua được xe riêng dễ dàng với giá cả hợp lý.

Theo số liệu của Cục đăng kiểm Việt Nam, số lượng ô tô tại Việt Nam tăng trưởng gấp đôi trong 6 năm gần đây mặt dù ảnh hưởng của dịch Covid, và có xu hướng bùng nỗ trong năm 2020 và 2021.

Tốc độ tăng trưởng ô tô tại Việt Nam – Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cũng theo thống kê của Cục Đăng Kiểm Việt Nam, nếu tính riêng một số tỉnh ở khu vực miền Trung, số lượng xe tính đến cuối tháng 12 năm 2019 của tỉnh Thừa Thiên-Huế là 31.608 xe, tỉnh Quảng Trị là 22.290 xe, tỉnh Quảng Bình là 29.103 xe, tỉnh Hà Tĩnh là 41.981 xe. Tốc độ tăng số lượng ô tô bình quân của 4 tỉnh này trong những năm gần đây là 10%, điều này dự báo một sự phát triển lớn về số lượng ô tô của 4 tỉnh trong một vài năm sắp đến, cũng như yêu cầu về số lượng cán bộ chuyên ngành ô tô.

Xuất phát từ nhu cầu xử dụng ô tô của xã hội, các doanh nghiệp ô tô tại khu vực miền Trung phát triển mạnh mẽ, điển hình như công ty Cổ phần ô tô Trường Hải. Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 2/2020 tổng doanh số của các thành viên đạt 17.616 xe, bao gồm 12.471 xe du lịch (giảm 3%); 4.812 xe thương mại (tăng 74%) và 333 xe chuyên dụng (tăng 49%). Trong đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 11.697 xe, tăng 22% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.919 xe, giảm 4%.

Tại Thừa Thiên Huế, dự án được đầu tư xây dựng tại Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây- Lăng Cô trên diện tích 50ha với tổng vốn đầu tư 2.655 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng từ tháng 3/2020 và dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động quý 4/2024. Mục tiêu của dự án là sản xuất, lắp ráp các loại xe ô tô đến 9 chỗ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 trở lên với công suất 100.000 xe/năm và tiến tới sẽ nghiên cứu, sản xuất các loại ô tô điện.

Đại học Phú Xuân kí kết hợp tác với các Doanh nghiệp Ô tô tại Huế

Cũng chính vì thế cử nhân, kỹ sư ô tô nằm trong những ngành nghề ‘nóng’ về nhu cầu lao động. Tuy vậy, ở khu vực miền Trung nói chung và Huế nói riêng rất hiếm đơn vị có thể thực hiện được điều này. Tại Huế, chỉ có duy nhất Trường Đại học Phú Xuân đủ điều kiện để được cấp phép đào tạo cử nhân đại học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

Với vị thế của mình và sự hợp tác chặt chẽ cùng các doanh nghiệp ô tô trong và ngoài Tỉnh, Đại học Phú Xuân sẽ đóng góp một phần vào việc cung cấp nhân lực Công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ Đại học cho Tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.

Xem thêm

> Đăng kí xét tuyển với 09 chuyên ngành tại Đại học Phú Xuân

> Hợp tác Doanh nghiệp – đặc sản của ĐH Phú Xuân 

> Chỉ có ở PXU: học thực chiến 03 năm với ngành Quản trị Khách sạn