Trong những tư tưởng chính trị, đạo đức Khổng Tử, “xã hội là một tổng thể quan hệ giữa người với người, giữa gia đình và xã hội, giữa trời và người.” Nhưng đi vào cái cụ thể, khái niệm một nửa của thế giới này – giới nữ không hề xuất hiện.
Và cả một quá trình lịch sử lâu dài các triều đại phong kiến Trung Quốc vận dụng nó để thâu tóm quyền lực càng làm cho vai trò người phụ nữ mờ nhạt hơn. Hơn thế nữa, nó ăn sâu vào đời sống văn hóa, và những nước tiếp nhận sự ảnh hưởng của nó cũng phát huy hiệu ứng di truyền.
Khi nhắc đến các quan hệ, chúng ta chỉ thấy: “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, trong những mối quan hệ này người phụ nữ thật sự không có chổ đứng nào. Văn học nữ từ cổ từ cổ đến nay hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã đưa ra nghi ngờ về vấn đề này. Từ đầu thế kỷ 20 các nhà văn nữ Trung Quốc bắt đầu nắm lấy quyền phát ngôn, đặc biệt những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, nữ văn giới đã phá “vi thành” gặt hái những thành tựu nở rộ. Những nhà văn nữ nổi tiếng của Trung Quốc như Tiêu Hồng, Bạch Vi, Như Chí Quyên, Vương An Ức, Miên Miên, Vương Ái Linh. Điều này thể hiện sự phát triển và trưởng thành trong ý thức của người phụ nữ.
Các nhà văn nữ đi khai thác những góc sâu trong ý thức của người phụ nữ, góp phần làm cho nhận thức của người phụ nữ càng sâu sắc hơn. Trong tác phẩm của mình, các nhà văn nữ đã phản ánh các vấn đề bị che kín lâu nay, như phụ nữ và tiềm ý thức, sự ghen ghét, đố kỵ mất đoàn kết, sự chịu đựng, vấn đề quan hệ khác giới.
Trong tác phẩm “Kim tỏa kí” của Vương Ái Linh, các quan hệ giữa các thế hệ phụ nữ được đem ra mổ xẻ triệt để, trong gia đình người phụ nữ chịu đựng như thế nào thì họ lại bắt thế hệ sau phải giống họ vậy. Nhân vật Tào Thất Xảo, nhân vật bị xã hội nam quyền đè nặng làm cho tâm lý méo mó, một hình tượng phụ nữ méo mó, biến thái, tự mình trói buộc mình và hạn chế tự do trong thế giới tinh thần. Mẹ chồng không có hạnh phúc thì con dâu cũng phải như họ. Rồi các chị em dâu trong gia đình, đó là một tập thể rời rạc, manh mún.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, “tiết tháo”, “tam tòng tứ đức”, “phụ nữ gia đình”, tất cả những cái này vây kín cuộc đời người phụ nữ, bẻ cong vận mệnh của người phụ nữ. Điều này vô hình phương hại đến nhận thức của nữ giới, sức mạnh của người phụ nữ. Mặt khác, nam giới tự cho mình là trung tâm và được truyền thống cưng chiều cũng tồn tại tâm lý nam giới là mạnh và “thủ cựu”. Xã hội do hai lực lượng nam nữ cấu tạo thành, nhưng khuynh hướng như vậy không có lợi cho việc phát triển “giới”, không có lợi cho quan hệ hài hòa và bổ sung cho nhau giữa hai giới, ảnh hưởng trực tiếp đến bước phát triển của xã hội.
Mạnh dạn nhìn vào điểm hạn chế, ảnh hưởng đến văn hóa và đời sống, làm sao cho phát triển “giới” hài hòa hơn, có những bước tiến bộ hơn, nhằm tạo động lực thúc đẩy cuộc sống. Qua những bài văn, trích giảng, giúp sinh viên khai thác phần “chìm dưới tảng băng”, làm cho các em tự nhận thức chính bản thân mình, nhất là đối với sinh viên nữ, hãy trả lời câu hỏi: “cuối cùng thì mình muốn cái gì ? ” và tìm đến điều mong ước đó với tâm thức thịnh vượng.
See more
> Sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc và những chuyến đi thực tế.