Câu trả lời là hầu hết các khóa học ngắn hạn phải mất ít nhất 2 năm để đào tạo. Tuy nhiên, với một số chương trình chuyển nghề lập trình viên như “Migrate to IT” của Trường Đại học Phú Xuân, chỉ mất 6 tháng là học viên có thể làm việc trong thực tế.
Cơn sốt nghề “lập trình viên” chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành CNTT. Theo báo cáo của Top Dev, nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT đến cuối năm 2018 bị thiếu hụt 70.000 nhân lực và con số này sẽ lên đến 500.000 – một con số đáng báo động vào năm 2020.
Mức lương khởi điểm cao, cùng nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn khiến lập trình viên đang là nghề “thời thượng” và thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, Việt Nam sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành dẫn đầu thị trường tuyển dụng này.
Nguyên nhân thiếu hụt nguồn nhân lực là do nhân sự của nghề lập trình chưa đảm bảo chất lượng và gắn liền với thực tế doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, một trong những rào cản cho học viên khi theo học nghề này là kiến thức nặng, thời gian học dài. Thêm vào đó các cơ sở đào tạo vẫn nặng tính hàn lâm, quá nhiều lý thuyết, trong khi thực hành không đủ hoặc gần như không có. Sinh viên không có khả năng làm được việc trong thực tế do không được cập nhật các công nghệ mới thường xuyên và số giờ thực hành chưa đáp ứng số giờ thực hành mà doanh nghiệp yêu cầu.
Chỉ mất 6 tháng để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp!
Đó là một trong những cam kết của chương trình đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp “Migrate to IT” của Trường Đại học Phú Xuân. Với chương trình này, học viên chỉ cần dành 4 tháng để học kiến thức và 2 tháng đi thực tập là có thể trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.
Khóa học được xây dựng nhằm đào tạo những lập trình viên hiện đại. Hoàn thành khoá học học viên có đủ năng lực của một lập trình viên chuyên nghiệp, có thể tham gia trực tiếp vào các dự án phần mềm tại doanh nghiệp hoặc tự mình xây dựng các ứng dụng phục vụ cho các mục đích khác nhau. “Người học bao gồm nhiều đối tượng chứ không chỉ học sinh, sinh viên. Người đã tốt nghiệp chuyên ngành phần mềm và đã đi làm, nay muốn nâng cao tay nghề cũng có thể ghi danh học. Và người làm ngành nghề khác, nay muốn chuyển sang thử sức ở lĩnh vực lập trình, cũng có thể học.” – đại diện Trường Đại học Phú Xuân cho biết.
Khoá học giúp học viên thành thạo được các kỹ thuật lập trình với các ngôn ngữ JavaScript, PHP và Typescript, xây dựng được các ứng dụng theo mô hình Lập trình hướng đối tượng, thiết kế được website, xây dựng được các ứng dụng web sử dụng nền tảng Laravel, xây dựng được các ứng dụng front-end sử dụng Angular, tham gia vào các nhóm dự án theo mô hình Scrum và sử dụng các kỹ thuật Agile thông dụng. Ngoài ra, học viên còn áp dụng được các kỹ thuật học tập, kỹ năng làm việc hiệu quả, có thái độ tốt đối với công việc và nghề nghiệp và có lộ trình phát triển bản thân lâu dài.
“Điểm sáng” của chương trình đào tạo này là sự cam kết việc làm chắc chắn cho học viên sau khi tốt nghiệp. Sau 30 ngày kết thúc khóa học, nếu học viên không có việc làm sẽ được hoàn trả 100% kinh phí đào tạo.
Được biết, Chương trình chuyển nghề lập trình viên (Migrate to IT) nằm trong khuôn khổ “Dự án phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, do Trường Đại học Phú Xuân, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện.