Âm thanh của thế giới tự nhiên tồn tại khách quan, khi nó phản ánh vào ngôn ngữ của con người, thì nó không chỉ còn mang tính chất vật lý, mà trở thành nội dung của đơn vị ngôn ngữ. Để biểu đạt hình thái tự nhiên của âm thanh được mô phỏng ra trong hoạt động ngôn ngữ của con người, trong ngôn ngữ Hán sáng tạo ra một ít chất liệu ngôn ngữ chuyên dùng để mô phỏng âm thanh- từ tượng thanh.
1. Từ tượng thanh là loại từ chuyên dùng để mô phỏng âm thanh, âm thanh mà từ tượng thanh mô phỏng cũng chính là nội dung nó biểu đạt, quan hệ giữa vỏ vật chất âm thanh và ý nghĩa biểu đạt tồn tại tính tương tự nhất định. Ví dụ:
(1). 大 石 头 咕 咚 一 声 掉 在 水 里 去 了。(Hòn đá to rơi tòm xuống nước).
(2). 心 突 突 地 跳。(tim đập thình thịch.)
(3). 她 们 轻 轻 划 着 船, 船 两 边 的 水, 哗, 哗, 哗。( 孙 犁《 荷 花 淀》)(Các cô gái nhẹ nhàng chèo thuyền, dòng nước hai bên mạn thuyền rào, rào, rào). “ Hồ sen” của Tôn Lê.
Trong ví dụ (1) “咕 咚 ”/ gūdōng / mô phỏng âm thanh của hòn đá rơi “tòm” xuống nước; trong ví dụ (2) “ 突 突 ” / tūtū/ mô phỏng âm thanh nhịp tim đập mạnh “thình thịch”; ví dụ (3) “哗, 哗, 哗”/ huā, huā, huā/ mô phỏng âm thanh mái chèo khươ nước “rào, rào, rào”.
2. Có lúc, từ tượng thanh mô phỏng ra không phải là âm thanh thực tế, mà là âm thanh trong tưởng tượng hoặc âm thanh trong cảm giác tâm lý, dùng để miêu tả hoạt động tâm lý hoặc tình trạng hoạt động của sự vật.
(1). 这 两 个 鬼 就 飕 一 下 子 分 开 了, 都 朝 我 这 边 望。《 雷 雨》 曹 禺 (Hai con ma này “vù” một cái tách khỏi nhau, nhìn chằm về phía tôi). “Lôi Vũ” của tác giả Tào Ngu.
(2). 他 一 骑 上 车, 心 里 又 嘀 咕 开 了。( 吕 雷 《 火 红 的 云 霞》)
(Anh ấy vừa trèo lên chiếc xe đạp, trong lòng lại bắt đầu “càu nhàu”). “Ráng mây màu đỏ rực” của Lã Lôi.
Ở đây, trong ví dụ (1) “飕 ”/ sōu / (vù, vèo) không phải là âm thanh thực có, mà chỉ là âm thanh của cảm giác tâm lý; trong ví dụ (2) “嘀 咕” /dīgū/cũng không phải là âm thanh thực có, mà là âm thanh tiếng nói chuyện trong tâm lý tưởng tượng, ở đây dùng để miêu tả hoạt động tâm lý.
3. Âm thanh trong thế giới tự nhiên hay âm thanh do con người phát ra không chỉ đơn nhất, ngắn ngủi, mà thường là liên tục, kéo dài. Vì vậy, hình thức từ tượng thanh đa âm tiết chiếm tỉ lệ lớn, các hình thức điệp âm, điệp từ của từ tượng thanh thường biểu đạt trạng thái kéo dài, liên tục của âm thanh, và khi vận dụng hình thức này, người ta thường kèm theo một loại đặc trưng siêu ngôn ngữ rất rõ ràng: đặc trưng tu sức của ngôn ngữ, khiến cho sắc thái thể hiện càng mạnh.
(1). 到 半 夜 ,果 然 来 了, 沙 沙 沙!( 鲁 迅《 从 百 草 原 到 三 味 书 屋》(Đến nửa đêm, quả nhiên đến thật, xào xạc, xào xạc!). “Từ bách thảo nguyên đến tam vị thư phòng” của tác giả Lỗ Tấn.
(2). 突 突 突。。。。。。 一 部 拖 拉 机 开 来 了。( 吕 雷 《 火 红 的 云 霞》)(Xình xịch, xình xịch, xình xịch… một chiếc máy kéo đang chạy đến). “Ráng mây màu đỏ rực” của Lã Lôi.
4. Từ tượng thanh cho dù có lúc nó không đại diện âm thanh, nhưng bắt buộc phải là do một cộng đồng ngôn ngữ quy định thành, đều mô phỏng âm thanh nhưng mỗi cộng đồng mô phỏng một cách khác nhau.
Tiếng Hán Tiếng Việt
知了/zhīliǎo/ tiếng kêu của 蝉 ( con ve sầu ) Ve ve, ra rả
嗡嗡 /wēngwēng/ tiếng kêu của 蟋 蟀(dế mèn, dế dũi) Ri ri, réc réc
5. Trên phương diện chữ viết, phần lớn các từ tượng thanh thường xuất hiện bộ khẩu “口” (chỉ cái miệng), mang ý nghĩa tượng trưng cơ quan tạo ra âm thanh, và là dấu hiệu nhận diện từ loại.
哈哈/ hāhā / (âm thanh tiếng tiếng cười ha ha)
唏 哩 哗 啦/ xīlī huālā / (tiếng lóc cóc, lách cách)
喔喔 / wōwō / (tiếng gà trống gáy ò ó o)
Từ tượng thanh mô phỏng ra rất nhiều loại âm thanh khác nhau, hình tượng sinh động, khiến cho người ta khi nghe âm thanh như được trực tiếp thấy và có cảm nhận rất thật về sự vật. Đây chính là tác dụng biểu đạt của từ tượng thanh và đưa đến hiệu quả tu từ rất đặc biệt.
See more
> Những kỹ năng sinh viên Tiếng Trung ra trường cần có