Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/phuxuan/domains/phuxuan.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 & Những Xu Hướng đứng đầu | Trường Đại Học Phú Xuân

Để không bao giờ lùi lại phía sau, chúng ta hãy luôn cập nhật và đón đầu xu hướng và để không bị đào thải khỏi xã hội trong thời đại số hóa, chúng ta phải nắm vững những xu hướng hàng đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong thời đại hiện tại, những thiết bị tự động đang dần thay thế con người chúng ta, đi kèm với sự đi lên của chất lượng cuộc sống là sự phát triển và gắn bó với công nghệ hiện đại. Và để hiểu hơn về những điều này, bài viết dưới đây xin chia sẻ một số xu hướng đứng đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trí tuệ nhân tạo – AI (Artifical Intelligence)

Trí tuệ nhân tạo – cụm từ không còn quá đỗi xa lạ đối với chúng ta. Một số ví dụ điển hình của ví dụ nhân tạo: hệ thống tự động hóa, mã hóa dữ liệu, robot,.. đã dường như phản ánh được khái niệm về trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như “học tập” và “giải quyết vấn đề”. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo đã dần được cải tiến, trở nên thông minh và có khả năng đưa ra những quyết định nhanh chóng cũng như dự đoán được tương lai dựa vào phân tích những nguồn dữ liệu đầu vào.

Trong tương lai,với tốc độ phát triển của ngành công nghệ này hiện tại, AI sẽ dần thay thế con người, ban đầu là những công việc lao động đơn giản đến những công việc đòi hỏi trình độ cao và khả năng quyết định cao hơn. Đây chính cũng là cơ hội cũng như thách thức đối với các quốc gia cũng như con người trong thời gian sắp đến.

Internet vạn vật kết nối – IoT (Internet of Things)

Cách đây vài thập niên trước, chúng ta dường như chưa có khái niệm Internet là gì, nhưng hiện tại gần như tất cả mọi người, từ nhỏ đến lớn, từ già đến trẻ, từ nông thôn đến thành thị đều mang trong mình một chiếc điện thoại thông minh để bắt kip với xu hướng của thời đại. Không dừng lại ở đó, các thiết bị điện tử của chúng ta còn có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, tài nguyên cho nhau, từ đó hàng trăm, hàng avnj những thiết bị kết nối và chia sẻ với nhau sẽ tạo nên một mạng lưới thông tin, kết nối taonf cầu, là nới bùng nổ thông tin và cũng tạo nên nhiều tiện ích về việc chia sẻ, cập nhật thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội vẫn là rủi ro. Hiện tượng rò rỉ thông tin, bị xâm nhập dữ liệu vẫn diễn ra thường xuyên, và chúng ta sẽ phải cố gắng khắc phục nhược điểm này để phát triển và đi xa hơn.

Dữ liệu lớn – Big Data

Là kết quả tất yếu của IoT, khi mạng lưới Internet phổ rộng, dữ liệu (data) sẽ lan truyền đi khắp nơi, tạo nên một lượng lớn dữ liệu di động và khó kiểm soát và nắm bắt. Big data sẽ là nơi cung cấp thông tin hữu ích khắp nơi, phục vụ cho cả các hoạt động giáo dục cũng như tham gia vào việc trao đổi cập nhật tình hình cho cuộc sống của con người, tạo nên một hệ thống, nơi lưu trữ toàn cầu về dữ liệu, tạo nên nhiều tiện ích cho con người. Tuy nhiên, cũng như đồng xu luôn có 2 mặt, lợi ích luôn đi kèm với tác hại, cơ hội đi liền với thách thức, việc tập trung nguồn dữ liệu lớn và chưa có bất kỳ biện pháp kiểm soát nào cũng tạo nên một rủi ro rất lớn khi những nguồn thông tin này bị đánh cắp hoặc bị tráo đổi, định hướng lệch lạc bởi những kẻ xấu. Vậy nên, nhà nước và chính phủ phải đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp để vừa đảm bảo được sự phát triển vốn là quy luật tất yếu của Big Data nhưng cũng đảm bảo được sự an toàn và tính đúng đắn của thông tin.

Điện toán đám mây và điện toán biên

Điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Computing, là những cụm từ quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là khi các bạn sử dụng chiếc smartphone thông minh của mình. Điện toán đám mây là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua internet, và một lợi ích cực kỳ quan trọng của nó chính là bất kể  bạn đang ở đâu, làm gì bạn cũng có thể truy cập vào những dữ kiệu tài nguyên trên điện toán đám mây bằng một nút kết nối Internet. Điều này cũng giúp việc khôi phục và bảo mất dữ liệu cá nhân tốt hơn, Trong khi đó, điện toán biên đề cập đến việc xử lý dữ liệu trên các thiết bị như điện thoại thông minh. Một số nhà cung cấp sử dụng điện toán biên và điện toán đám mây có thể kể đến là: Amazon, Google, Microsoft…

Điện toán lượng tử

Điện toán lượng tử là một trong các phương pháp xử lý thông tin tiến bộ trong tương lai. Theo đó người ta sẽ sử dụng những nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn do nhiều siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới thực hiện.

Điện toán lượng tử sẽ định nghĩa lại hoàn toàn máy tính là gì và có thể cho chúng ta sức mạnh tính toán mạnh gấp hàng triệu hoặc hàng nghìn tỷ lần so với siêu máy tính ngày nay. Trongkhi đó, điện toán lượng tử có thể giúp cho chúng ta xử lý nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác mà đó chính alf những trụ cột và xu hướng mới như: trí tuệ nhân tạo và giải mã các cấu trúc phức tạp như thông tin về bộ gen.

Kết lại bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về những xu hướng mới trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

See more

> 4 xu hướng công nghệ trong giáo dục thời 4.0

> Nên theo học ngành gì trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0?