Năm 2020 này sẽ chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT). Những giải pháp liên quan đến dữ liệu, siêu dữ liệu và học máy theo các chuyên gia, không chỉ tiến những bước dài rộng mà sẽ được ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu khoa học.
Cụ thể hơn, các xu hướng chính của CNTT sẽ đi theo các xu thế dưới đây.
Internet vạn vật IoT
Ngày nay, điện tử tiêu dùng, ô tô, xe chạy điện, các thiết bị máy móc trong các nhà máy và tất cả các loại thiết bị kỹ thuật số với các cảm biến có thể thu thập và tạo ra hàng petabyte dữ liệu. Đã có khoảng 15 tỷ thiết bị ngày càng thông minh này hoạt động ở vùng biên của các mạng tính toán. Và con số này dự kiến sẽ đạt 55 tỷ vào năm 2022.
Đối với các doanh nghiệp, sự phổ biến của các thiết bị biên như vậy mang đến cơ hội các năng lực xử lý thời gian thực, từ việc có thể kiểm soát được chính xác lưu lượng giao thông trên đường phố cho tới kiểm soát được chất lượng hoạt động của một robot trong nhà máy, liệu nó có cần bảo trì, sửa chữa hay không. Thông qua các thiết bị tính toán máy tính biên, các dữ liệu được phân tích do cảm biến tạo ra bằng cách thực hiện các tính toán càng gần nguồn dữ liệu càng tốt, thay vì gửi tất cả trở lại trung tâm dữ liệu qua đám mây.
Trong thập kỷ này chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi đột phá của tính toán biên, với hỗ trợ bởi công nghệ 5G của ngành viễn thông – công nghệ mạng không dây tốc độ cao, độ trễ thấp rất phù hợp với nhu cầu xử lý gần với nguồn của máy tính biên. Các máy chủ nhỏ gọn, hiệu quả được đặt tại các môi trường biên của mạng viễn thông giúp gia tăng sức mạnh xử lý cho mạng kết nối.
Blockchain
Blockchain về căn bản là giải pháp lưu trữ và truyền tải thông tin theo khối (block) với những thuật toán liên kết chặt chẽ và mở rộng theo thời gian thực. Chính vì khả năng khởi tạo và được liên kết chặt chẽ với các khối trước đó theo thuật toán, nên hầu như dữ liệu đưa vào hệ thống sẽ bền vững. Thông tin trong hệ thống blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi xác nhận thông tin từ trung gian mà sẽ tự xác thực thông tin qua nhiều nút độc lập.
Vì vậy, trong thập niên này, công nghệ blockchain sẽ mở ra một xu hướng tiềm năng cho các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, y tế và chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, logistic (giao vận),… Dù có nhiều tiềm năng như vậy, nhưng xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới và sẽ sớm có mặt tại Việt Nam vẫn sẽ tập trung ở mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.
Trí tuệ nhân tạo AI
AI trước đây một thập niên, vẫn là khái niệm cực kỳ mới mẻ. Tuy nhiên, đây lại là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất và cũng là khó dự đoán nhất. Hiện nay, hầu như người dùng internet đều quá quen thuộc với những công cụ AI như hệ thống dịch thông minh, trợ lý ảo máy tính (điện thoại), bộ dò tin tức giả mạo… Theo khảo sát từ các nhà khoa học và quản lý các đơn vị, AI trong năm 2020 sẽ bùng nổ trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – y tế, dược phẩm, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, sản xuất và thể thao.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây, nền tảng cho phép các ứng dụng và dữ liệu được sử dụng, truy cập và quản lý mọi lúc, mọi nơi đã trở nên thông dụng trong thập kỷ qua. Đó là bởi vì điện toán đám mây đã mang đến những lợi thế vượt trội từ khả năng mở rộng, khả năng phục hồi và tiết kiệm chi phí so với các mô hinh tính toán truyền thống chủ yếu dựa trên hạ tầng phần cứng tốn kém nằm trong các trung tâm dữ liệu tập trung của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức đã sớm nhận thấy việc đưa toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp lên nền tảng của một nhà cung cấp dịch vụ đám mây duy nhất thường không khả thi. Đơn giản là có quá nhiều hệ thống dữ liệu khác nhau về mặt kỹ thuật và địa lý để phối kết hợp. Và vì vậy, gần đây, các tổ chức lớn đang áp dụng cách tiếp cận đa đám mây lai – sự pha trộn giữa đám mây công cộng, đám mây riêng và tài nguyên tại chỗ từ các nhà cung cấp khác nhau. Điều này cho phép doanh nghiệp sử dụng giải pháp tốt nhất cho các nhiệm đồng thời tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Cách tiếp cận đa đám mây lai này đã trở thành một hướng đi khả thi cho các doanh nghiệp, đặc biệt khi các dịch vụ đám mây công cộng trong môi trường lai đã chứng minh khả năng hỗ trợ các nhu cầu bảo mật, bảo vệ dữ liệu và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của doanh nghiệp.
Mặc dù điện toán đám mây lai cung cấp tính linh hoạt tối đa, nhưng nó chỉ hoạt động nếu dựa trên các tiêu chuẩn mở để các nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng ứng dụng một lần và chạy nó ở bất cứ đâu.
Hiện nay, tính ưu việt của điện toán đám mây lai đã được công nhận rộng rãi, trong năm 2020, đám mây lai sẽ đi theo hướng chính thống, tạo tiền đề thiết lập mô hình cho việc ứng dụng và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới. Các nhà phân tích đánh giá đám mây lai sẽ tạo ra cơ hội thị trường trị giá 1,2 nghìn tỷ đô la và gần 80% những người ra quyết định CNTT sẽ ứng dụng đám mây lai trong tương lai.
See more
Học Công nghệ thông tin dễ hay khó?
Học Công nghệ thông tin ra làm gì? ở đâu ?
Đại học phú xuân ký cam kết đảm bảo việc làm với sinh viên
Thông báo tuyển sinh Đại học 2020 đợt 1 – Dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT