Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/phuxuan/domains/phuxuan.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
TESTER – Nghề HOT Cho Sinh Viên Công Nghệ Thông Tin | Trường Đại Học Phú Xuân
Sinh viên ngành CNTT tham quan thực tế 3S

Để làm ra một phần mềm hoàn chỉnh cần phải trải qua những bước lập kế hoạch vô cùng cặn kẽ. Ở đó, lập trình viên – developer đóng vai trò thực hiện kế hoạch, tạo ra phần mềm đúng như yêu cầu và tester – kiểm duyệt viên, người đảm bảo phần mềm đó chạy thật trơn tru trước khi đưa ra thị trường. Cùng tìm hiểu các đặc điểm cần có của một tester nhé.

Công việc của tester

Nhìn chung công việc chính của tester là đảm bảo chất lượng của phần mềm, kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại trước khi giao sản phẩm cho khách hàng, tùy thuộc vào dự án cũng như công ty mà vai trò của tester tham gia sâu đến mức nào. Tester thường chia ra làm 2 hướng chính là Manual test và Automation test.

Manual testing: đây là lựa chọn của đa số các bạn bắt đầu làm test, với lựa chọn này bạn không cần nhiều kiến thức về lập trình cũng như sẽ ít đụng vào code trong lúc làm, tuy nhiên cần phải nắm khá vững về các định nghĩa, kỹ thuật test manual và có tư duy tìm lỗi tốt.

Automation testing: đây thường là lựa chọn của các bạn đang làm Developer mà muốn chuyển sang làm Tester, hoặc các bạn làm manual lâu năm muốn học hỏi thêm cái gì đó mới mẻ và nâng cao trình độ của mình. Automation test có thể nói là Dev trong Test, công việc chính là sẽ viết code để thực hiện việc kiểm tra một cách tự động và phần lớn thời gian sẽ làm việc với code như một developer. Người làm automation sẽ không cần thiết phải nắm sâu về các kiến thức test manual nhưng thay vào đó phải biết rõ về các automation tools & framework cũng như có thể làm việc được trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C#, AutoIT, Python, C++ v.v, tùy theo yêu cầu dự án.

Tester cần có những kiến thức gì?

Đầu tiên, tester cũng giống như bất cứ ngành nào khác trong lĩnh vực phần mềm là cần một nền tảng căn bản về máy tính. Kiến thức căn bản này bạn có thể học được trong chương trình cao đẳng, đại học. Hiện nay giáo trình đào tạo cao đẳng, đại học về công nghệ thông tin của các trường cũng khá đầy đủ, bao quát nhiều kiến thức như hệ điều hành, database, lập trình, mạng…. Những kiến thức này tuy có vẻ không ứng dụng được gì trong lúc học nhưng sẽ rất hữu ích cho việc học test và đi làm sau này, nếu bạn tập trung học trong giai đoạn sinh viên thì sau khi ra trường việc học thêm một khóa về kiểm thử là khá nhanh và đơn giản hơn nhiều.

Nếu bạn học ngành khác nhưng muốn chuyển sang làm test (chưa học gì nhiều về công nghệ thông tin trong trường) thì sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn vì bạn phải học lại căn bản, cũng như sẽ bị sót nhiều kiến thức nếu chỉ đăng ký một khóa học test ngắn hạn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là không thể, cũng có nhiều bạn đang làm test và khá thành công nhưng xuất phát từ các ngành khác như sư phạm, kinh tế. Nếu bạn cũng đang học trái ngành thì có 2 bước cần thực hiện đó là dành thời gian học cách sử dụng tốt máy tính, tin học văn phòng, đọc thêm các sách căn bản về máy tính, lập trình (có thể mượn từ các bạn đang học CNTT). Tiếp theo bạn cần học thêm về các kiến thức chuyên ngành testing.

Những tố chất để làm tốt công việc tester

  • Cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình.
  • Có kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm.
  • Cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành.
  • Phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén.
  • Để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.

Nghề tester hiện nay thực sự rất nhiều tiềm năng và cơ hội, các bạn sinh viên CNTT tại sao không nắm bắt lấy cơ hội này để giúp cho mình thành công và hơn hết là sẽ có cơ hội việc làm rộng mở.

See more


>Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì? ở đâu?

TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin?