Nhu cầu nhân lực viết content trên internet hiện nay rất cao. Thế giới của content internet rất rộng lớn, để làm chủ được content của mình, bạn cần phải am hiểu về hình thức và chủ đề bạn viết. Content không phải chỉ là chữ, mà nó còn bao gồm, ảnh, video… Nếu bạn đã từng viết content, chắc chắn bạn đã viết theo một trong số các hình thức dưới đây.
1. Sale Content
Ngay từ thời mới xuất hiện hình thức giao thương buôn bán đã xuất hiện các dạng nội dung chào hàng đơn giản mà người bán viết ra để cho khách hàng đọc, hoặc thông báo tôi đang bán cái gì, hoặc tôi đang mang đến cho bạn một món hời (ưu đãi) nào vào lúc này.
Theo thời gian, nội dung bán hàng ngày nay, ngoài việc thông tin tôi bán cái gì, người viết Content bán bàng cần nhiều phần nội dung hơn thế để giữ chân khách hàng xem và thúc đẩy họ ra quyết định.
Những bài viết bán hàng càng dài với giọng điệu cuốn hút sẽ có khả năng thuyết phục mua hàng cao hơn những bài viết bán hàng ngắn. Yếu tố thu hút và có sức thuyết phục là 2 yếu tố quan trọng cần có khi viết Sale Content. Gây thu hút từ tiêu đề và hình ảnh từ các lướt màn hình đầu tiên luôn là điều cần hướng đến.
Sale Content có thể viết cho Web, Blog, Email, Sale Page, Fanpage hoặc Profile Facebook Cá Nhân.
2. Social Content
Social Content gồm các bài viết mang tính tương tác, câu like, câu view trên các kênh Social để điều hướng người dùng theo mong muốn của mình. Người viết Social Content là người hiểu về tâm lý và insight của người xem, kết hợp sử dụng thuần thục câu chữ để lấy được sự yêu mến, tin cậy của độc giả.
Social Content hiện tại đa phần được viết trên Facebook: Profile Cá Nhân, Group, Fanpage; tiếp theo có thể kể đến các đoạn Content viết trên Web với các điều hướng có chủ ý, viết trên Zalo, LinkedIn, Forum chuyên ngành. Khi viết Social Content tốt, bạn có thể bán hàng trên facebook rất dễ dàng và hiệu quả
3. Technical Content
Những người viết Technical Content thường là những người có kinh nghiệm thực tế, hiểu rất rõ và chuyên sâu về sản phẩm, về kỹ thuật tạo ra sản phẩm. Các bài viết dạng Technical Content thường sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
Bài viết rất chất lượng về kiến thức chuyên môn. Là điểm cộng cho uy tín của thương hiệu. Tuy nhiên, Technical Content cũng có nhược điểm là khô khan và kén người đọc, không dành cho mọi đối tượng. Nếu không phải là người làm trong ngành thì khó lòng hiểu hết.
4. Creative Content
Người viết Content dạng này cần có khả năng sáng tạo cao. Họ không phải viết nhiều, nhưng mỗi ý tưởng họ tạo ra luôn có giá trị về mặt thương hiệu, thẩm mỹ, độ viral. Khách hàng sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các ý tưởng sáng tạo độc đáo của họ.
Creative Content có thể kể đến việc viết Slogan, làm Storyboard, Concept kịch bản quảng cáo, viral…
5. SEO Content
Viết SEO Content quan trọng về kỹ thuật làm SEO như số lần xuất hiện của keyword, vị trí xuất hiện của keyword, keyword chính, keyword phụ… mục tiêu để có được vị trí cao trên Google search.
Ngày trước, người viết SEO có thể không quan tâm đầu tư cho chất lượng Content thì bài viết vẫn có thứ hạng tốt. Ngày nay, khi lượng thông tin đầy rẫy, người đọc có xu hướng chọn lọc và ưu tiên đọc các bài viết có Content tốt. Do đó, người viết bài SEO hiện nay phải làm SEO Content, nghĩa là quan tâm đến việc viết ra các bài viết có giá trị với người xem, và có kèm từ khóa.
6. Press Content
Người viết Press Content làm việc với các nội dung dạng bài viết PR, thông tin sự kiện, thông cáo báo chí, những phát ngôn đại diện cho công ty hoặc thương hiệu… Họ là người rất hiểu về định vị của thương hiệu để có thể truyền thông đúng, chuẩn xác về tin tức, hoạt động, tinh thần của thương hiệu đó. Họ chính là những “phóng viên riêng” của thương hiệu.
Văn phong sử dụng cho Press Content thường trang trọng, từ ngữ rõ ràng chính xác không được mập mờ về nghĩa.