Công nghệ thông tin là một trong những ngành rất “HOT”. Là xu hướng phát triển của tương lai, là một trong những định hướng của nhiều học sinh sinh viên. Với nhu cầu nhân lực ngày một tăng lên, có nhiều cơ hội khi ra trường nên ngành công nghệ thông tin thu hút không ít học sinh và sinh viên theo học ngành này.
Bạn đang tìm hiểu về việc học tập trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bài viết sau sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan về ngành công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay.
1. Con gái đếm trên đầu ngón tay
Như bạn thấy, tỷ lệ Nữ trong ngành công nghệ thông tin rất thấp. Điều này cũng một phần là do công nghệ thông tin là ngành kỹ thuật cao.
Bạn sẽ không tìm thấy bạn gái ở trong lớp của mình (Bởi vì không có “gái” đâu. Nếu có thì cũng bị người khác ẵm mất rồi).
Thực tế, những bạn nữ có thể tham gia đều là những “Cực phẩm” vì thế đừng coi thường con số 11% này. Họ đều là những người xuất sắc và can đảm lắm đó.
2. Cấp bậc
- Under-graduate (Chưa tốt nghiệp): Có những người chưa tốt nghiệp đã làm việc và có lương như bình thường. Số lượng này khá thấp vì hầu như đều là những bạn xuất sắc nhất.
- Intern (Thực tập sinh): Hầu hết các bạn đều sẽ bắt đầu từ vị trí thực tập sinh. (Nhiều công ty cũng trả lương cho thực tập sinh rất cao)
- Junior (Mới vô nghề): Số lượng này thường là mới đi làm chính thức 1 đến 2 năm.
- Senior (Lão làng): Đây là các bạn đã làm nghề thành thạo và có nhiều kinh nghiệm thực tế.
- Leader (Trưởng nhóm): Đây là những bạn có khả năng kỹ thuật cao (thường là Senior / Lập trình viên Fullstack) và có khả năng quản lý, dẫn dắt đội nhóm tốt.
- Manager (Quản lý): Những người này thường là có khả năng quản lý thực sự nổi trội, khả năng kỹ thuật cũng khá cao (nhưng khả năng kỹ thuật không quyết định bạn sẽ làm quản lý)
- Director (hay còn gọi là BOSS): Sếp
3. Bằng cấp
Có những người không có bằng đại học nào cả, bạn vẫn có thể làm công nghệ thông tin, làm lập trình bình thường. Dĩ nhiên là bạn vẫn phải học, tự học hoặc học chương trình đào tạo phi chính quy nào đó. Trên thế giới, theo Báo cáo khảo sát của Stack Overflow 2020 (diễn đàn lập trình viên lớn nhất thế giới): Có khoảng 25% lập trình viên không có bằng cấp.
4. Ngoại ngữ
Ngoại ngữ rất quan trọng, yếu tố đóng vai trò quan trọng để chúng ta có một công việc tốt . Ít nhất là ta phải biết được Tiếng Anh căn bản: có thể đọc, hiểu tài liệu tiếng Anh.
Nhưng dĩ nhiên, người có tiếng Anh tốt thì cơ hội cao hơn. Làm việc với đối tác nước ngoài (kiếm tiền $$$) dễ hơn.
Ngoài ra, Việt Nam gia công phần mềm cho đối tác Nhật Bản rất nhiều, vậy có một lượng lập trình viên học thêm tiếng Nhật (Tối thiểu N3) để có thêm cơ hội việc làm lớn hơn.
5. Khối thi chính để xét tuyển vào ngành CNTT
Việc thi cử, xét tuyển thì ngành công nghệ thông tin luôn ưu tiên:
- Khối A00 (Toán – Lý – Hóa): Vì ngành CNTT làm về logic, cần có tư duy tốt nên các bạn học tốt khối A00 sẽ có lợi thế hơn.
- Khối A01 (Toán – Lý – Anh): Vì tiếng Anh là cực kỳ quan trọng trong công nghệ thông tin nên tổ hợp A01 phù hợp hơn rất nhiều. Học tiếng Anh tốt là lợi thế rất lớn khi học CNTT và đi làm sau này.
- Ngoài ra còn có một số khối khác như : Khối D01(Toán-Văn-Anh), D10(Toán-Địa-Anh), D07(Toán-Hóa-Anh)
6. FA
Bạn sẽ dần dần mất liên hệ với thế giới bên ngoài bởi vì ngồi suốt với máy tính, ngụp lặn trong những dòng code và miệt mài fix bug mẹ, bug con,…Người trong ngành công nghệ thông tin khá là thẳng thắn và ít nói lời hoa mỹ. Và đặc biệt đó là, khả năng tán gái thần sầu hồi cấp 3 cũng sẽ dần biến mất.
7. Làm trái ngành
Rất nhiều người học công nghệ thông tin rồi đi làm trái ngành. Lý do phổ biến nhất đó là do học quá nhiều thứ mà chẳng thực sự “làm được” cái nào. Một số người đâm đầu vào ngành công nghệ thông tin không phải vì đam mê công nghệ thực sự.
8. Rào cản
Làm ngành công nghệ thông tin không có chuyện làm “8 giờ sáng đến công ty, 5 rưỡi chiều xách mông đi về”. OT (Overtime – Làm việc ngoài giờ) là chuyện liên tục. Chính vì thế, đây cũng là một rào cản đối với các bạn chỉ muốn làm việc trong giờ hành chính.
Không có chuyện học hết 1 lần rồi đi làm. Vì công nghệ thông tin là thay đổi liên tục, tất các những người làm công nghệ đều “Vừa học – Vừa làm” cả đời.
Nguồn sưu tầm