cơ hội việc làm ngành tiếng trung

Trong hệ thống từ loại tiếng Trung Quốc, có một lớp từ “mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên” gọi là từ tượng thanh. Vì từ tượng thanh giàu tính biểu hiện, có âm thanh, hình tượng, tiết tấu sinh động, nên hoạt động ngôn ngữ, từ tượng thanh được vận dụng rất phổ biến.

 1.Vận dụng từ tượng thanh tiếng Hán

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, từ tượng thanh có một vai trò rất quan trọng, góp phần sản sinh tác dụng tích cực đối với việc nâng cao năng lực tiếp nhận. Việc vận dụng từ tượng thanh khiến cho việc biểu đạt khẩu ngữ càng gia tăng tính hình tượng và trực quan.

  • (1). 外 面  狗 一 直 叫 的 “ ”。(Bên ngoài con chó cứ sủa ăng ẳng).
  • (2). 昨  夜 他 们 了 一 夜。(Đêm qua họ cứ rúc ra rúc rích cả đêm).
  • (3). 错 了 就 改 地 哭 什 么?(Sai thì sửa, khóc thút thít cái gì ?).
  • (4). 走 在 河 滩 上,脚 下 地 响。(Đi trên bãi cát, tiếng chân nghe lạo xạo).

Trong ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là ngôn ngữ văn chương, từ tượng thanh được vận dụng rất nhiều, như một biện pháp tu từ có tác dụng nâng cao cảm nhận thẩm mỹ ở người đọc.

Từ rất xa xưa, trong những tác phẩm văn học cổ đại như: “Thi kinh, phong vũ” đã xuất hiện từ tượng thanh: “雨 凄凄,鸡鸣 ”(Mưa rét buốt, gà gáy le te).

“ Binh xa hành” của Đỗ Phủ có những câu xuất hiện từ tượng thanh: “ 车辚辚,马萧萧,行人弓箭各在腰” (Xe lộc cộc, ngựa hí vang, lính bộ hành cung tên đeo bên lưng).

“Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cầm có câu: “不想 日未落时,天就变了,淅淅沥沥下起雨来”(Không nghĩ lúc mặt trời chưa lặn, trời đã thay đổi rồi, mưa tí tách rơi).

Từ tượng thanh cũng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học hiện- đương đại: “Chúc phúc” của Lỗ Tấn: “ 我 静 听 着 窗 外 似 乎 作 响 的 雪 花  声”(Tôi lắng nghe âm thanh hoa tuyết bên ngoài cửa sổ như đang xào xạc rơi).

Những từ tượng thanh trong các tác phẩm trên, góp phần làm cho các câu thơ, câu văn trong tác phẩm trở nên sống động và gợi cảm trong lòng độc giả.

Tần suất sử dụng từ tượng thanh trong đời sống ngôn ngữ khá cao, đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tính sinh động và trực quan của ngôn ngữ. Qua từ tượng thanh, còn biểu thị nét đặc sắc về phương diện âm thanh của ngôn ngữ Hán, cũng như  sắc thái văn hóa của các vùng miền khác nhau.

 2. Phân loại từ tượng thanh tiếng Hán

Có nhiều cách phân loại từ tượng thanh, đứng trên mỗi góc độ khác nhau, có những cách phân loại khác nhau.

2.1.Căn cứ trên phương diện biểu đạt, có thể phân thành các loại

2.1.1. Biểu thị âm thanh:

  • 滴答 /dī dā /(âm thanh tiếng mưa rơi tí tách, đồng hồ tích tắc )
  • ”/ guāng dāng / (âm thanh của đồ vật phát ra khi ném trên đất “ phành
  • 哈哈/ hā hā / (âm thanh tiếng tiếng cười ha ha)

2.1.2. Biểu thị trạng thái:

  • (1). Trạng thái nước chảy: 泉 水 地 往 外 冒。(Nước suối tuôn ồng ộc ra ngoài)
  • (2). trạng thái ngã trên đường: “   / bā jī /”;   一  声, 他 滑 倒 了。(“bập” một tiếng, anh ấy trượt ngã)
  • (3). trạng thái khi ngủ: 他 一 躺 下 就“ ” 大 睡。(Anh ta vừa đặt lưng xuống đã ngáy khò khò ). 簌簌/ sù sù /(trạng thái khi khóc (nước mắt ) lã chã )
  • (4). 两行眼泪从她一对大眼睛里簌簌地 往下直流,   掉 在 她 前 襟 上。(Hai hàng nước mắt từ đôi mắt to của cô ấy rơi lã chã, chảy ròng xuống vạt áo trước)

2.1.3. Biểu thị tốc độ:

  • (1). 这 两 个 鬼 就 一 下 子 分 开 了, 都 朝 我 这 边 望。《 雷 雨》 曹 禺(Hai con ma này một cái tách khỏi nhau, đều nhìn chằm về phía tôi). “Lôi Vũ” của Tào Ngu
  • (2).他 的 脸“” 地 变 红 了。(Soạt một cái mặt anh ấy đã biến sắc)
  • (3). “ ” 了 一 宿 , 火 车 终 于 到 站 了。(Ì ạch qua một đêm, tàu hỏa cuối cùng cũng về đến ga)

2.2. Đứng trên góc độ mô phỏng âm thanh để phân loại

2.2.1. Mô phỏng âm thanh chủ yếu, chiếm 95%, bao gồm:

  • Tiếng va chạm của máy: “ ”/ dīng dāng / (lóc cóc, lách cách, leng keng)
  • Vận động viên đánh bóng: 砰砰/ pēng pēng /( sầm, ầm, cạch, cộp)
  • Âm thanh của thế giới tự nhiên, như tiếng mưa rơi: “ ”/ dī dīdā / ( tiếng mưa rơi tí tách ), tiếng gió thổi:  “ ”/ huā lā / (ào ào), tiếng sấm chớp: “轰隆 / hōng lóng / (đùng đoàng, ầm ầm)… Những từ tượng thanh mô phỏng âm thanh tồn tại chân thực trong giới tự nhiên đều thuộc loại này

2.2.2. Mô phỏng âm thanh thứ yếu

Mô phỏng âm thanh thứ yếu tức là không phải mô phỏng âm thanh tồn tại chân thực trong thế giới tự nhiên, mà là mô phỏng cảm nhận của con người đối với một loại vận động nào đó, chỉ ra quan hệ giữa ý nghĩa tượng trưng và một âm thanh nào đó.

  • Dùng từ “ 怦怦 ”/ pēng pēng / (tiếng tim đập thình thịch; thình thình), để  mô phỏng một loại cảm nhận của con người về vận động của tim
  • Dùng từ ” / guā da /  để biểu thị sự thay đổi đột ngột sắc thái cảm xúc trên khuôn mặt
  • Các từ mô phỏng tốc độ hành động như:  / sōu  /( vù, vèo ) / shuā shuā / (sầm sập, soàn soạt, rào rào)

Trong hệ thống từ tượng thanh, loại từ tượng thanh này chiếm một tỉ lệ tuy nhỏ, tuy nhiên trong hoạt động ngôn ngữ, các từ này được đưa vào sử dụng với tần suất cao vì chúng có tác dụng biểu đạt ý nghĩa rất lớn.

2.3. Đứng trên góc độ âm tiết để phân loại

2.3.1. Từ tượng thanh đơn âm tiết:

  • / pēng  / ( tiếng đập thình thình )
  • / dū / ( reng, tu )
  • / pēng / (sầm, cạch, cộp)
  • / sōu /(vù, vèo)
  • ”/ dōng / (tiếng trống hay tiếng gõ cửa tùng, thình)…

2.3.2. Từ tượng thanh đa âm tiết

Trong thế giới tự nhiên, có những lúc âm thanh do con người hoặc sự vật phát ra không chỉ đơn nhất, ngắn ngủi, mà thường kéo dài. Những âm thanh kéo dài này thường dùng từ tượng thanh đa âm tiết để biểu hiện. Loại này bao gồm hình thức điệp âm, hình thức liên hợp, và hình thức tổng hợp.

  • Hình thức điệp âm biểu thị sự phát ra liên tục của âm thanh tương đồng: gồm hình thức điệp âm tiết, như:
    • 瑟瑟 / sè sè / ( xào xạc )
    • 呱呱 / guā guā / (tiếng vịt kêu quạc quạc, tiếng trẻ con khóc oa oa )
    • 汪汪 /  wāng wāng / (tiếng chó sủa ăng ẳng)
    • 哗哗 / huā huā  / ( tiếng mưa rơi ào ào, gió thổi rào rào)
    • / wēng wēng / (tiếng côn trùng rí réc trong đêm)
    • / dōng dōng dōng / (tiếng gõ cửa tùng tùng tùng)…
  •  Hình thức điệp từ, như:
    • / gū dōng gū dōng / (tiếng rơi của vật nặng) rầm rầm, ùm ùm)
    • ”/ huā lā huā lā /(rầm rầm , ào ào) …
  • Hình thức liên hợp biểu thị sự phát ra liên tục của những âm thanh không giống nhau: gồm liên hợp bình thường, như:
    • ”/ gē  dēng /(lộp cộp)
    • ”/ gū dōng / (rầm, tòm, ùm)
    • ”/ pā la / (cành cạch)…
  • Và hình thức lồng âm, như:
    • ”/ xī lī  huā lā / (tiếng lóc cóc, lách cách)
    • ”/ jī li gū lū  /(nói lầm rầm, vật lăn lộc cộc),“   哇啦”/  wū lī wā  lā  / (tiếng om sòm, ầm ĩ )
    • / jī li guā lā / (nói bô bô, quang quác)
  • Hình thức tổng hợp vừa biểu thị sự phát ra liên tục của những âm thanh giống nhau, vừa biểu thị sự phát ra liên tiếp của những âm thanh không giống nhau: gồm trước liên hợp, sau điệp âm, như:
    •  “ ”/ huā lā lā / (tiếng kêu xào xạc, tiếng ào ào)
    • ”/ dīng líng líng / (tiếng leng reng, leng keng)
    •   ” / pū  léng léng / (tiếng vỗ cánh phành phạch)
  • Và trước điệp âm, sau liên hợp, như:
    • ”/ dī dīdā / (tiếng mưa rơi tí tách)
    • ”/  jī jī zhā  / ( ríu rít, chíu chít )
    • ”/ pēng pēng cā / (tiếng rít lên cành cạch)

Từ tượng thanh mô phỏng ra rất nhiều loại âm thanh, hình tượng sinh động, khiến cho con người ta khi nghe âm thanh như được trực tiếp thấy và có cảm nhận rất thật về sự vật. Đây chính là tác dụng biểu đạt của từ tượng thanh và hiệu quả của loại từ này.

Xem thêm

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì ?

Học Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường làm gì ?

Học ngành tiếng Trung dễ hay khó?

Học ngành tiếng Trung tại trường nào là tốt nhất

Học Ngôn ngữ Trung Quốc ở đâu tốt nhất?