Sinh viên kế toán muốn theo đuổi nghề nghiệp phát triển trong công việc và sự nghiệp, nhận được những mức lương cao và thăng tiến nhanh chóng thì ngay khi ngồi trên ghế nhà trường nên chuẩn bị những kiến thức nền tảng để có nhiều cơ hội phát triển sau này.

Do tính chất đặc thù của công việc, mỗi ngành nghề lại đòi hỏi ở người lao động những tố chất riêng. Đối với một sinh viên kế toán, cần có những tố chất dưới đây:

Cẩn trọng, tỉ mỉ

Người làm kế toán luôn phải làm việc với những con số, không chỉ liên quan đến doanh nghiệp mà những con số này đều mang tính chất pháp lý, liên quan đến pháp luật. Do đó, tính cẩn trọng tỉ mỉ là yêu cầu được đặt lên hàng đầu đối với sinh viên kế toán, vì đôi khi chỉ một sai số nhỏ cũng khiến doanh nghiệp của bạn gặp rắc rối không đáng có.

Trung thực, có trách nhiệm

Liên quan đến tài chính là tiền bạc, có giá trị lớn nên bạn cần giữ được thái độ trung thực, làm việc có trách nhiệm vì việc làm của bạn ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người liên quan, ảnh hưởng đến mọi bộ phận của doanh nghiệp

Làm việc trong một tập thể bạn không bao giờ được đặt cái tôi của mình lên quá cao. Thái độ ứng xử chuẩn mực với cấp trên, với đồng nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng hòa đồng với mọi người, thích ứng môi trường làm việc mới, giúp bạn phát triển nhanh chóng.

Có khả năng chịu áp lực cao

Một khó khăn của nghề kế toán là thường xuyên chịu áp lực từ khối lượng công việc lớn. Thường xuyên phải làm thêm giờ, đặc biệt là vào mỗi cuối kỳ phải lập báo cáo tài chính. Đôi khi bạn phải làm cả ca đêm để hoàn thành đúng tiến độ. Ở vị trí kế toán, bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt để cân bằng giữa công việc và sinh hoạt cá nhân. Tìm được niềm vui trong công việc, biến áp lực thành động lực là một điều cần thiết

Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập

Không chỉ riêng nghề kế toán mà gần như tất cả mọi công việc hiện nay đều yêu cầu về kỹ năng làm việc nhóm, cũng như kỹ năng làm việc cá nhân của mỗi người. Với nghề kế toán bạn thường làm việc theo phòng ban, cần tìm kiếm sự chủ động trong công việc và giao tiếp với đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành công việc hiệu quả. Song mỗi cá nhân đều phụ trách những mảng công việc riêng, đòi hỏi bạn phải tự giải quyết công việc của mình một cách độc lập

Kỹ năng excel

Kỹ năng excel và tin học văn phòng cơ bản là không thể thiếu đối với một sinh viên ngành kế toán, bởi vì công việc kế toán chủ yếu làm việc trên file excel với nhiều hàm số, công thức phức tạp. Thông thạo kỹ năng excel là một lợi thế đối với sinh viên kế toán trong mắt nhà tuyển dụng.

Kỹ năng Anh ngữ

Tiếng Anh luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, là công cụ để bạn phát triển bản thân trong tương lai. Với nghề kế toán, biết được nhiều từ ngữ tiếng anh chuyên ngành, bạn sẽ có lợi thế để đọc hiểu các văn bản nước ngoài, là cơ hội để làm việc trong môi trường quốc tế. Biết được nhiều từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán cũng sẽ là 1 điểm cộng rất lớn cho bạn trong quá trình làm việc.

Trên đây là hành trang mà mỗi sinh viên cần chuẩn bị khi ra trường để đáp ứng tốt được công việc mà doanh nghiệp yêu cầu để thăng tiến nhanh chóng và kiếm được mức lương cao trong công việc.

Thông tin tuyển sinh ngành Kế toán

Thí sinh mong muốn theo học ngành Kế toán có thể xét tuyển theo các tổ hợp:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • D01: Toán – Văn – Ngoại ngữ
  • A01: Toán – Lý – Ngoại ngữ

Bên cạnh đó, thí sinh có thể lựa chọn một trong hai phương thức xét tuyển Đại học sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển bằng học bạ lớp 11 hoặc học bạ HK1 lớp 12 hoặc học bạ cả năm lớp 12: tổng điểm 3 môn (có điểm khu vực, ưu tiên) đạt từ 18 điểm trở lên. Thí sinh đạt từ 16.5 đến dưới 18 điểm đủ điều kiện tham gia vòng phỏng vấn xét tuyển.
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm thi THPT: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 2021 của Bộ GD&ĐT (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT quốc gia).
Xem thêm

> Sinh viên năm nhất ngành Kế toán PXU học thực tế tại doanh nghiệp

> Đại học Phú Xuân tuyển sinh ngành Kế toán – Tài chính năm 2021

> 6 lý do nên yêu một cô gái kế toán

> Thu nhập của ngành kế toán như thế nào?