Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong 3 ngành “công nghiệp không khói” có tốc độ phát triển nhanh và đóng góp lớn về kinh tế cho cả nước bởi tiềm năng phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực ngành này cũng ngày một cao. Tuy nhiên, việc tìm được công việc phù hợp và nắm bắt cơ hội làm việc tại các công ty du lịch, khách sạn lớn là cả một quá trình cần được chú trọng. Vậy sinh viên học ngành du lịch có dễ xin việc không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngành học này qua thông tin bên dưới nhé!

Sinh viên học ngành du lịch có dễ xin việc không?

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong số 14 chỉ số trụ cột, Tài nguyên tự nhiên (hạng 34) và Tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30) của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhất.

Các chuyên gia nhận định, ngành du lịch, lữ hành Việt Nam từ năm 2019 hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Với xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như thu nhập như hiện nay, du lịch Việt Nam có triển vọng phát triển hơn nữa, hướng tới hoàn thành trước hạn mục tiêu đến năm 2020 “thu hút được 17 – 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp”

Đây là cơ hội cho những bạn theo học ngành du lịch dễ dàng nắm bắt những vị trí việc làm tốt nhất. Tuy nhiên, sinh viên học ngành du lịch có dễ xin việc hay không vẫn là vấn đề rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Nhằm giúp bản thân có được lợi thế chinh phục nhà tuyển dụng, các bạn nên tìm hiểu rõ về lộ trình học tập, chọn được môi trường phù hợp để trang bị kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ.

Hiện nay tại trường Trường Đại Phú Xuân áp dụng mô hình ASK (Attitude (thái độ) – Skills (Kỹ năng) – Knowledge (kiến thức)) trong đào tạo sinh viên với mục tiêu học để có nghề nghiệp, học để có việc làm, học để có khả năng tự học. Nhà trường xác định rõ việc trang bị đầy đủ ba yếu tố chính thái độ, kỹ năng và kiến thức là hành trang để sinh viên lập nghiệp, và tiếp tục phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0. Trong đó, việc xây dựng một thái độ tích cực chuyên nghiệp, hình thành các kỹ năng quan trọng cũng như khả năng học tập suốt đời được nhấn mạnh, tiếp đến kiến thức là phần không thể thiếu để sinh viên Trường Đại học Phú Xuân khẳng định mình trong chuyên môn nghề nghiệp.

trường đại học phú xuân

Sinh viên học ngành du lịch ra trường làm gì? ở đâu?

Nhắc tới ngành du lịch nhiều người hay nghĩ đến công việc hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh vị trí này, sinh viên ngành này còn có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí công việc khác như: chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, Quản trị điều hành thiết kế tour, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện, kế toán lữ hành, nhân viên lễ tân, nghiên cứu giảng dạy,…
Với những công việc vừa nêu trên, sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch sẽ làm việc tại:
  • Các sở, ban ngành cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch;
  • Công ty du lịch và lữ hành, công ty tổ chức sự kiện;
  • Các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu đào tạo về ngành du lịch và liên quan.

Với những thông tin vừa cung cấp, mong rằng các bạn sẽ giải đáp được thắc mắc sinh viên học ngành du lịch có dễ xin việc không? Từ đó có thêm động lực để phấn đấu học tập, sẵn sàng vươn đến thành công trong tương lai.