hoc_dai_hoc_hay_xuat_khau_lao_dong

Trong những năm trở lại đây, xu hướng đi du lịch kết hợp với trò chơi tập thể (TEAM BUILDING) đang ngày càng được nhiều cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn. Những chuyến đi này giúp cho những thành viên trong cùng một đơn vị hiểu và gắn kết với nhau nhiều hơn. Nắm bắt được nhu cầu này nên các doanh nghiệp lữ hành cũng chuyển mình theo hướng tạo ra những sản phẩm du lịch kết hợp TEAM BUILDING & GALA DINNER hấp dẫn. Vì vậy, đòi hỏi phải có một đội ngũ những nhà tổ chức TEAM BUILDING chuyên nghiệp.

1. Tiêu chuẩn của người hoạt náo viên

  • Phải có một chất giọng khỏe: To, rõ và vang trầm.
  • Phát âm chính xác.
  • Có khả năng thay đổi giọng cho vui nhộn.
  • Một sức khỏe tốt: Có khả năng đứng lâu mà không mỏi; Chịu đói, chịu khát tốt; Nhanh chóng phục hồi sức lực.
  • Những khả năng đặc biệt để thu hút sự chú ý: Vui nhộn, hài hước; Kể chuyện hài; Đóng kịch; Nhảy nhót; Múa (múa lửa, múa cột….)
  • Một trái tim rực lửa và nhiệt huyết
  • Khả năng nhạy bén, biến hóa và giải quyết tình huống cực kỳ tốt.
  • Tính nhạy cảm và óc quan sát nhanh: để xử lý và ứng xử những tình huống bất trắc xảy ra trong khi chơi.
  • Trình độ: biết sáng tạo để tổ chức trò chơi mới, biết đổi những trò chơi nhàm chán sang những trò chơi khác cho vui nhộn, biết rõ những kiến thức hoặc lịch sử mà mình muốn ứng dụng trong trò chơi, biết dừng trò chơi đúng lúc, biết nhiều trò chơi và bài hát, biết rõ luật chơi và tuân theo luật mà mình đã đưa ra.

2. Có sự chuẩn bị kĩ càng

Phải nắm rõ đối tượng khách: Mỗi một đối tượng chơi chúng ta phải có trò chơi phù họp cho các họ, nếu trò chơi không đúng đối tượng thì sẽ không gây được niềm vui có đôi khi còn gây phản tác dụng. Những người chơi có quen với nhau không hay là người xa lạ. Người chơi có phải là những người cởi mở, vui tính, năng động hay thụ động…

Thời gian chơi là lúc nào?  Khi tổ chức trò chơi bạn phải chú ý đến thời gian tổ chức để biết tình trạng sức khỏe và tinh thần người chơi thế nào.

Số lượng người chơi là bao nhiêu? Số lượng càng đông càng dễ gây đựơc hiệu ứng đám đông, dễ gây được niềm vui khi chơi. Nhưng khó khăn đặt ra là bạn phải làm sao cuốn hút họ ngay từ ban đầu, nếu không sẽ rất khó khăn lúc sau.

Không gian chơi như thế nào? Không gian rộng hay hẹp so với số người tham gia. Nếu số lượng quá ít so với không gian thì quản trò phài tìm cách tập họp các bạn lại, đừng để các bạn rãi rác.

Âm thanh có tốt không? Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, dù bạn có một chát giọng khỏe cỡ nào thì có sự hỗ trợ của âm thanh chất lượng tốt sẽ giúp cho sự thành công hết 30%. Những trò chơi sân khấu thường có âm thanh bạn nên chuẩn bị trước và có người chỉnh.

Những dụng cụ trợ giúp khi chơi: Tất cả những trò chơi có sử dụng công cụ hỗ trợ phải được chuẩn bị sẵn sàng trước khi chơi.

3. Kịch bản tốt

Kịch bản chương trình tốt bao gồm những phần sau:

  • Giới thiệu và chào hỏi.
  • Warm-up: đây là phần quan trọng quyết định sự thành công của chương trình. Phần này thực hiện lúc đầu, dùng để tập trung khán giả cho một chương trình ca nhạc, hội họp hay 1 chương trình sinh hoạt riêng. Khởi động bằng những trò chơi tạo không khí và hiệu ứng tập thể. Số lượng trò chơi khoảng 1-2 trò là đủ.
  • Trò chơi chính thức: Số lượng khỏang 3 trò là đủ, tùy thời gian mà người mc / hoạt náo viên / quản trò được phép, và tùy chương trình thực hiện, mỗi chương trình mỗi khác nhau nhé các bạn.
  • Loại trò chơi: Trò chơi tại chỗ dành cho toàn bộ khán giả. Trò chơi sân khấu dành cho một số khán giả có trao quà. Phần này bạn cũng có thể áp dụng xen vào phần giải lao của một chương trình đại hội đoàn, một cuộc họp hay một buổi tọa đàm, văn nghệ,…
  • Phần trò chơi dự bị: Phần này bạn phải làm kèm theo kịch bản chương trình nhằm phòng khi trò chơi chính thức không thực hiện được hay còn thời gian để chơi. Phải chuẩn bị cả vật dụng và quà cho các trò chơi dự trù này.
  • Phần chữa cháy cho chương trình: Phần này dự trù khi chương trình ko như dự kiến, sân khấu trống trong một khỏang thời gian ngắn. Chúng ta phải chuẩn bị các mẫu chuyện vui, câu chuyện cười, các câu đố nho nhỏ để lấp sân khấu.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà tổ chức TEAM BUILDING chuyện nghiệp thì hãy đến với Đại học Phú Xuân ạ. Sinh viên khi theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, trường Đại học Phú Xuân – Huế, được đào tạo theo chương trình của ngành được xây dựng trên cơ sở hướng tới thực tế nhu cầu của xã hội, đảm bảo cho sinh viên được trang bị và cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sát với thực tế và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng trực tiếp vào từng vị trí phù hợp của lữ hành, hướng dẫn, nhà hàng, khách sạn; được trang bị các kỹ năng giao tiếp và nhiều kỹ năng khác phù hợp để có thể hòa nhập và thực hiện tốt các công việc trong môi trường làm việc thực tế như văn hóa tổ chức…Nội dung trong chương trình giảng dạy tại những trường đào tạo chuyên biệt về ngành này được đánh giá có tính cạnh tranh lớn khi nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Xem thêm


> Vì sao nên đến Huế học du lịch

> Sinh viên học ngành du lịch có dễ xin việc không ?

> Sinh viên ngành du lịch thu nhập “khủng” sau khi ra trường?

> Những Vị Trí Có Thu Nhập Khủng Khi Tốt nghiệp Ngành Du Lịch