Sáng nay, thứ 4 ngày 12/12/2018, Trường Đại học Dân lập Phú Xuân đã tổ chức buổi Seminar để giới thiệu cuốn sách “Internationalisation in Vietnamese Higher Education” (Quốc tế hóa Giáo dục Đại học Việt Nam) nhân dịp PGS Trần Thị Lý – Đồng chủ biên của cuốn sách có chuyến công tác tại Huế.

TS. Hồ Thị Hạnh Tiên, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế – MC của buổi giới thiệu sách

Hiện nay, Quốc tế hóa vừa được xem là mục tiêu, vừa được xem là biện pháp được nhiều trường đại học hướng tới và áp dụng trong khoảng 20 năm trở lại đây. Ở mức độ quốc gia, nhiều chính phủ trên thế giới cũng xem quốc tế hóa là một trong những động lực quan trọng, đóng góp vào quá trình cải cách hệ thống giáo dục đại học.
Nhằm đánh giá và tổng kết hoạt động quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam trong những năm qua, một nhóm tác giả chủ yếu là người Việt đã làm việc cùng nhau trong vòng 3 năm từ 2015-2018, cùng viết một cuốn sách có tên gọi Quốc tế hóa Giáo dục đại học Việt Nam (Internationalization in Vietnamese Higher Education) do NXB Springer ấn hành.
Trong buổi Seminar, PGS Trần Thị Lý – Đại học Deakin (Australia), cựu Giảng viên Đại học Huế, bà là đồng chủ biên và đồng tác giả 4 chương trong cuốn sách đã trình bày những nội dung chính yếu và vấn đề cấp thiết được cuốn sách này đề cập tới. Phần lớn nội dung các chương tập trung vào các mô hình, điểm mạnh, cơ hội, hạn chế và căng thẳng trong quốc tế hóa trong giáo dục đại học Việt Nam cũng như phản ánh các khái niệm chính từ các lý thuyết và mô hình quốc tế hóa đương đại; thảo luận về ý nghĩa của sự đổi mới, linh hoạt và đáp ứng nhu cầu địa phương ở Việt Nam.
PGS Trần Thị Lý
PGS Trần Thị Lý – Đại học Deakin (Australia), cựu Giảng viên Đại học Huế, bà là đồng chủ biên và đồng tác giả 4 chương trong cuốn sách

TS Phạm Hùng Hiệp – Giám đốc trung tâm nghiên cứu và thực hành giáo dục Trường Đại học Dân lập Phú Xuân, đồng tác giả 2 chương trong cuốn sách đã có những chia sẻ xoay quanh Chương 9 của cuốn sách, với nội dung về Lựa chọn điểm đến du học của sinh viên quốc tế: mô hình dành riêng cho Việt Nam (International Students’ Choice of Destinations for Overseas Study: A Specific Push-Pull Model for Vietnam).
TS Phạm Hùng Hiệp
TS. Phạm Hùng Hiệp – Giám đốc trung tâm nghiên cứu và thực hành giáo dục Trường Đại học Dân lập Phú Xuân

TS Hồ Thị Thúy Nga, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, đồng tác giả 1 chương trong cuốn sách có phần giới thiệu ngắn gọn tới người tham dự về Chương 12: Từ chảy máu chất xám và thu nhận chất xám đến luân chuyển chất xám: Xem xét ý định tái di cư của người Việt trở về (From Brain Drain and Brain Gain to Brain Circulation: Conceptualizing Re-Expatriation Intentions of Vietnamese Returnees).
TS Hồ Thị Thúy Nga
TS Hồ Thị Thúy Nga, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, đồng tác giả 1 chương trong cuốn sách

 
Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, kiến ​​thức lý thuyết và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu từ Việt Nam và nước ngoài, cuốn sách rút ra sự khác biệt và phức tạp của thực tiễn quốc tế hóa và biểu đồ hướng tới. Các tác giả cũng đã xem xét các động lực và khía cạnh chính của quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam, và so sánh quốc tế hóa ở Việt Nam với các quốc gia khác và làm rõ, thảo luận về những căng thẳng liên quan đến việc chiếm hữu các mô hình và thực tiễn quốc tế hóa phương Tây, và các hệ tư tưởng tân tự do, cho bối cảnh địa phương của Việt Nam.

Nội dung của cuốn sách cung cấp cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về chính sách của chính phủ, đảm bảo chất lượng và chiến lược điểm chuẩn, chương trình giảng dạy, tác động của các tổ chức quốc tế đến giáo dục đại học, xu hướng dịch chuyển của sinh viên quốc tế, giáo dục xuyên quốc gia, việc làm, chảy máu chất xám, luân chuyển chất xám…
Cuốn sách “Quốc tế hóa Giáo dục Đại học Việt Nam” hứa hẹn sẽ là một tác phẩm đóng vai trò như kim chỉ nam và tiếng chuông cảnh tỉnh tới các cơ sở giáo dục Đại học tại Việt Nam về sự cấp thiết và những vấn đề nóng hổi của công tác Quốc tế hóa giáo dục Đại học, đặc biệt trong quá trình cải cách và đổi mới hệ thống giáo dục đại học tại nước ta hiện nay.