Giờ học Sinh viên ngành Việt Nam học và Du lịch

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành Du lịch, các ngành nghề liên quan cũng bắt đầu phân hóa và đa dạng. Nếu như Hướng dẫn viên du lịch là một công việc không có gì xa lạ với chúng ta, thì không ít người lần đầu tiên nghe đến ngành Quản trị dịch vụ lữ hành. Vậy thì, lữ hành là gì và ngành Quản trị dịch vụ lữ hành là ngành nghề ra sao?

Những nét chính về ngành Quản trị dịch vụ lữ hành

Lữ hành là khái niệm chỉ môt hoạt động thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều loại phương tiện, nhằm phục vụ cho những lý do và mục đích khác nhau. Ngày nay, khái niệm lữ hành được sử dụng phổ biến trong ngành du lịch, các công ty lữ hành là nơi xây dựng, quảng bá và cung cấp một phần hoặc toàn bộ chuyến đi cho các khách thăm quan.

Từ đó chúng ta có thể suy ra, ngành Quản trị dịch vụ lữ hành là ngành học liên quan đến quá trình quản lý và điều hành du lịch, tham gia sắp xếp công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận và cung cấp thông tin, đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng để giải quyết các vấn đề phát sinh, xây dựng các chương trình, sự kiện du lịch, vận hành tours du lịch,…

Được xem là “mảnh ghép” quan trọng trong một công ty du lịch, Quản trị dịch vụ lữ hành đang dần trở thành xu hướng lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ khi muốn gia nhập vào ngành kinh tế mũi nhọn và giàu tiềm năng nhất hiện nay.

Ngành Quản trị dịch vụ lữ hành cần phải học những gì?

Với nền tảng là một ngành Du lịch, các bạn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ lữ hành cũng sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về địa lý du lịch và văn hóa, các kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch hay tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, khác với Hướng dẫn viên du lịch, ngành Quản trị dịch vụ lữ hành đào sâu hơn về khoa học quản lý và quản trị kinh doanh, các phương pháp thiết kế và quản trị sự kiện du lịch, thiết kế tours, quản lý và điều hành tours du lịch,… Bên cạnh đó, việc quản lý, giám sát và điều hành các nghiệp vụ cơ bản trong các doanh nghiệp hay công ty du lịch cũng là một nội dung quan trọng.

Nhằm phát huy toàn diện cho sinh viên từ nền tảng kiến thức cho đến kỹ năng mềm, nhiều trường đại học trong cả nước, chẳng hạn như đại học Phú Xuân đã tổ chức các chương trình giao lưu, hội thảo và các buổi thực tập để cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn về du lịch cho sinh viên, được tham gia thực hiện các chiến lược, dự án và kế hoạch kinh doanh cùng các doanh nghiệp du lịch tại địa phương.

Với những kiến thức bổ ích đó, việc hoạt động sinh hoạt trong Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên cũng giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, khả năng giải quyết vấn đề hay cách thuyết phục và bàn bạc với khách hàng,… Điều đó sẽ hỗ trợ không nhỏ cho công việc của các em sau này.

Các công việc liên quan đến ngành Quản trị dịch vụ lữ hành

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, mỗi năm ngành Du lịch Việt Nam cần thêm 40.000 lao động nhưng chỉ được đáp ứng 15.000 người từ các trường đại học cao đẳng trong cả nước. Chính vì vây, nhu cầu nhân lực tăng cao đã mang đến nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp từ ngành Quản trị dịch vụ lữ hành với các mức những mức thu nhập khá hấp dẫn.

Từ chương trình đào tạo và giảng dạy, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ lữ hành có thể phù hợp với các công việc như Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên chăm sóc khách hàng tại các công ty du lịch, nhân viên thiết kế các tours du lịch trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị, sự kiện, quản lý và điều hành công ty du lịch, nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, chuyên viên tại các Sở, ban ngành về du lịch,…

Tuy nhận được mức lương khởi điểm khá cao, khoảng 8-10 triệu đồng/tháng và chế độ ưu đãi tốt hơn nhiều ngành nghề, không ít các cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ lữ hành đã lựa chọn con đường tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập, tự mở các doanh nghiệp du lịch Start-up của riêng mình. Đây cũng là một trong những xu hướng tương lai được rất nhiều các bạn trẻ năng động lựa chọn để khởi nghiệp, đầy thử thách nhưng cũng rất tiềm năng.

Qua đây các bạn đã hiểu hơn về khái niệm thế nào là ngành Quản trị dịch vụ lữ hành, chương trình học cũng như cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Để lựa chọn chính xác hướng đi riêng cho mình, các bạn có thể tìm hiểu thêm về một số ngành liên quan thuộc lĩnh vực Du lịch, như Việt Nam học – Du lịch hoặc Quản trị dịch vụ hướng dẫn viên du lịch trong chương trình đào tạo thuộc trường đại học Phú Xuân.