Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng internet, đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, học trực tuyến trở thành một giải pháp của giáo dục nhắm nâng cao chất lượng đào tão nguồn lực cho xã hội. Đối với Việt Nam, đây còn là một hình thức tiến hành công nghiệp hóa giáo dục theo hướng phát triển. Trong những ngày “nghỉ tết dài vô tận” một số trường đại học đã cho sinh viên học theo hình thức online. Thế nhưng ngoài việc một số sinh viên cảm thấy thoải mái, số khác thấy bất tiện vì nhiều lí do khác nhau.

1. Ý thức học tập

Đa phần các bạn sinh viên cảm thấy không bằng lòng bằng việc học online hiện nay, cho rằng học online rất khó tiếp thu kiến thức. Theo đó, việc học online trong thời điểm nghỉ dịch chỉ giúp sinh viên không phải đến trường. Mỗi ngày các bạn sinh viên mở mạng, vào học tất cả các môn mình đã đăng ký. Tuy nhiên, ý thức tự giác học tập của các bạn vẫn chưa cao, chỉ khoảng 1 giờ sau các bạn đều thoát ra bên ngoài”, ngưng học.

2. Việc học và giảng dạy hiện nay còn nhiều bất cập

Chất lượng dạy học của giảng viên bằng hình thức online không bằng học thực tế. Điều cần tháo gỡ bây giờ theo là do cách truyền đạt của giảng viên trên mạng chưa thực sự hiệu quả. Sự phản biện của sinh viên khó khăn hơn. Phải chờ đợi giảng viên trả lời từng câu hỏi của sinh viên mất rất nhiều thời gian hoặc có khi không nhận được phản hồi.

“Có khó khăn là không được thầy cô giảng và chỉ rõ các bài tập. Mà học online những người ham học và có ý thức học họ sẽ học. Còn những người không thích học online thì họ sẽ bỏ không đụng gì đến việc học. Thầy cô cứ gửi một đống tài liệu lên và có khi còn có cả tài liệu tiếng Anh làm sinh viên nản khi toàn nhìn thấy tiếng Anh”, một bạn sinh viên chia sẻ.

hoc_dai_hoc_hay_xuat_khau_lao_dong

3. Mạng wifi không ổn định

Việc học của các bạn sinh viên ở vùng xa đô thị hoặc vùng núi không mấy thuận lợi bởi việc học trực tuyến này. Một bạn sinh viên chia sẻ: “Tại vì không phải ai ở nhà cũng có máy tính và wifi mạnh. Tôi thì khó học vì wifi ở nhà yếu quá. Mà nhiều khi giảng viên chỉ dạy theo cách đưa câu hỏi, bài tập và tài liệu lên. Trong khi đó bắt trả lời bài tập và quy định thời gian nộp. Mình không có máy tính mà nhiều khi điện thoại đang làm cái bị đơ luôn không tải bài làm lên được mình đã nộp trễ so với thời gian quy định của cô 9 phút. Nhưng theo quy định nếu nộp trễ thời gian sẽ không được tính điểm”.

4. Thiếu phương tiện học tập

Mọi việc học online của đa phần các bạn sinh viên chỉ dựa vào chiếc điện thoại tìm câu trả lời và đánh văn bản. Do đó, các bạn phải cố gắng tìm cách để mua chiếc máy tính nhưng cũng bó tay vì mạng wifi ở nhà không đáp ứng được.

5. Giảm tương tác trong dạy và học

Học online khiến sinh viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè, thầy cô. Điều này khiến sự thích thú trong quá trình lên lớp bị giảm xuống, ảnh hưởng đến chất lượng của buổi học. Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên. Tuy một số trang web khóa học online có cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.

Chính vì thế, cùng với nhiều nỗ lực và sự kết hợp với công nghệ thông tin, mạng internet nên hình thức học qua mạng đang ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thay thế phương pháp học truyền thống thì vẫn cần một quas trình làm quen và thích nghi của cả thầy và trò.

Xem thêm

Cơ hội nghề nghiệp nào cho tương lai ?

Học online như thế nào cho hiệu quả ?

Có nên học online trong mùa dịch Corona không ?

Học online,  xu hướng của  giáo dục hiện đại

Tuyển sinh đại học năm 2020