Phiên dịch viên là cầu nối giúp những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể giao tiếp thông suốt. Nếu quan niệm một giao tiếp được coi là thành công khi các bên giao tiếp hiểu được nội dung giao tiếp, cảm nhận được quan điểm, thái độ của người cùng giao tiếp…để có các ứng xử, giao tiếp quyết định tiếp theo một cách phù hợp….thì công việc của một phiên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch nghĩa hay chuyển ngữ, mà còn cần am hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, v..v… để thể hiện được/ thể hiện tốt sắc thái của các đối tượng giao tiếp trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Phiên dịch viên học chuyên ngành gì?

Công tác phiên dịch được một số lượng đông đảo những người biết ngoại ngữ thực hiện. Một phiên dịch viên cần biết ít nhất là 02 ngôn ngữ.

Người phiên dịch không chỉ giỏi ngoại ngữ (như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, v..v…) mà còn phải nghiên cứu, nắm vững một số thuật ngữ cần thiết liên quan đến hội nghị, hội thảo. Đây là “nghề làm dâu trăm họ”, nên phải rèn luyện, học tập thường xuyên, nếu không thì không thể tồn tại. Chỉ cần dịch kém một lần thì những lần kế tiếp không ai dùng mình nữa. Vì thế nghề phiên dịch viên cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao.

Những phẩm chất cơ bản cần có của một phiên dịch viên
  •  Khả năng ngoại ngữ tốt và khả năng sử dụng tiếng mẹ nhuần nhị, cùng các hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, chính trị, thói quen, địa lý…cần thiết, liên quan đến công việc. Đây là những yêu cầu đầu tiên, số một, trước nhất;
  • Trí nhớ tốt, phản xạ nhanh, xử lý tình huống linh hoạt và khả năng phán đoán tốt. Nghe một đoạn nói dài và dịch lại là việc làm không đơn giản, nghe và dịch theo ngay lập tức lại càng khó, bạn cần trí nhớ để nhớ những gì đã nghe được và khả năng phán đoán what is next? cần linh hoạt để chủ động hơn trong các tình huống không mong đợi;
  • Khả năng tổ chức công việc tốt. Điều này rất quan trọng, nhất là khi bạn là freelancer- người hành nghề tự do. Lịch làm việc không nên quá dày, dành thời gian chuẩn bị thích hợp, liên hệ với bên yêu cầu để biết thêm thông tin- tài liệu cần thiết, yêu cầu riêng của họ hoặc để nắm chính xác thời gian- biết phần việc của mình bắt đầu và kết thúc khi nào, đối tác cùng dịch (đặc biệt là khi dịch cabin), chủ động tiếp xúc trước với người nói nếu có điều kiện để làm quen với phong cách ngôn ngữ, cách phát âm của họ…
  • Đạo đức nghề nghiệp và tính cầu thị. Giống như bất cứ hàng trăm nghề nghiệp nào khác, phiên dịch viên cũng cần có những chuẩn mực đạo đức hay quy tắc ứng xử riêng. Chuẩn đạo đức này chú trọng tới sự trung thành của người  phiên dịch đối với ngôn bản và ý tưởng; thái độ của người dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại và nhất là không được thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch. Tránh trường hợp người phiên dịch quên mất vai trò, vị trí và trách nhiệm phiên dịch của mình và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự cuộc họp. Đặc biệt, phiên dịch viên luôn luôn cần chu đáo, kiểm tra từng chi tiết trước khi vào cuộc và khi đã nhận việc, cần có trách nhiệm đến cùng và luôn học hỏi để nâng cao kiến thức.

Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị tốt cho một nghề đầy đam mê, thử thách nhưng rất “hot” với mọi thời đại và không thể thiếu với bất kỳ một quốc gia nào. Hãy hình dung mình được mời ở vị trí phiên dịch viên cho sự kiện lớn, và mình có thể “múa” với ngôn ngữ nước ngoài với tiếng mẹ đẻ. Bạn mới là người thực sự chuyển tải một cách tuyệt vời những thông điệp quan trọng nhất đến người nghe.

Xem thêm

> Nghề Phiên dịch viên – những phẩm chất cần có

> Nghề phiên dịch viên và mức thu nhập khủng

> Nghề thư ký, trợ lý có gì hay?

> Ngoại giao có phải là nghề “HOT” hiện nay không?

> Thu nhập nghề biên dịch có thật sự khủng?

> Lộ trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

> Đại học phú xuân ký cam kết đảm bảo việc làm với sinh viên

> Thông tin tuyển sinh Đại học Phú Xuân 2020