học Digital marketing

Được đánh giá là ngành học tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Công nghệ thông tin được nhiều người học quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Công nghệ thông tin.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng… Công nghệ thông tin hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Các khối thi vào ngành Công nghệ thông tin

  • Mã ngành: 7480201
  • Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin:
    • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
    • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
    • B00: Toán – Hóa – Sinh
    • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
    • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
    • C01: Ngữ văn – Toán – Lý

3. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai, với cơ hội việc làm lớn. Theo học ngành này, khi ra trường, bạn có thể dễ dàng xin việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.

  • Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm;
  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra;
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính…
  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
  • Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

4. Mức lương ngành Công nghệ thông tin

Mức lương dành cho các công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn ở mức từ khá đến cao, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu tùy từng vị trí công việc. Ngoài ra, bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì kiến thức bạn được học về cơ bản đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

5. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin

Để có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính;
  • Trí thông minh và khả năng sáng tạo;
  • Tư duy logic và nhạy bén;
  • Tính chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Ham học hỏi và trau dồi kiến thức;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc;
  • Khả năng ngoại ngữ tốt.

Với những chia sẻ trên, hy vọng giúp các bạn tìm hiểu các thông tin về ngành Công nghệ thông tin, từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.

Xem thêm


Học Công nghệ thông tin  dễ hay khó?

Học Công nghệ thông tin ra làm gì  ? ở đâu ?

Những lý do học Công nghệ thông tin