Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở vì bất kì lĩnh vực, doanh nghiệp nào cũng cần vị trí Kế toán thì lộ trình thăng tiến cho nghề nghiệp này cũng rất rõ ràng. Cùng Đại học Phú Xuân khám phá nhé!

Kế toán viên – mẫu người cẩn thận, chí cầu tiến và chăm học hỏi:

Công việc luôn gắn liền với những con sốđòi hỏi mỗi Kế toán viên phải luyện tập cho mình tính cẩn thận. Kế toán viên cần xử lí số liệu với độ chính xác tuyệt đối, chỉ cần thiếu, thừa, sai một con số thôi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của Doanh nghiệp.

Sau quá trình tích lũy  kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm ở vị trí kế toán viên là thời điểm bạn nghĩ đến việc thăng tiến trong công việc

Quá trình thăng tiến của nhân viên kế toán:

Lộ trình chung:

Nhìn chung, lộ trình thăng tiến của nhân viên kế toán phải trải qua 2 bước ngoặt quan trọng đó là:

  • Từ kế toán phần hành  lên kế toán tổng hợp;
  • Từ kế toán tổng hợp lên kế toán trưởng;

Quá trình thăng tiến nhanh hay chậm này phụ thuộc vào sự nỗ lực học hỏi của bản thân mỗi người.

Công việc cụ thể vị trí kế toán viên:

Kế toán phần hành

Người đảm nhận vị trí này sẽ làm các công việc sau:

  • Thực hiện kế toán kê khai thuế;
  • Nghiệp vụ kế toán tiền lương;
  • Kế toán về bán hàng;
  • Và kế toán công nợ.
Kế toán tổng hợp

Người đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp;
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không;
  • Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi;
  • Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành;
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ;
  • In sổ sách kế toán;
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,…
  • Lập các báo cáo thuế;
  • Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu;
  • Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến.
Kế toán trưởng

Đây là người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty, doanh nghiệp – là người trực tiếp chỉ đạo, tham mưu cho doanh nghiệp về vấn đề tài chính, chiến lược…và là người hướng dẫn, quản lý,  điều hành công việc của các kế toán viên sao cho hợp lý.

Trên đây là lộ trình thăng tiến của nhân viên kế toán, muốn trở thành nhân viên kế toán giỏi thì ngay khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải trải qua quá trình nỗ lực hết mình, bên cạnh đức tính trung thực, góc nhìn khách quan, cẩn thận, chăm chỉ thì  cũng cần rèn luyện kỹ năng về tin học, ngoại ngữ giỏi để giúp lộ trình thăng tiến của mình được nhanh hơn.

Thông tin tuyển sinh ngành Kế toán

Thí sinh mong muốn theo học ngành Kế toán có thể xét tuyển theo các tổ hợp:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • D01: Toán – Văn – Ngoại ngữ
  • A01: Toán – Lý – Ngoại ngữ

Bên cạnh đó, thí sinh có thể lựa chọn một trong hai phương thức xét tuyển Đại học sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển bằng học bạ lớp 11 hoặc học bạ HK1 lớp 12 hoặc học bạ cả năm lớp 12: tổng điểm 3 môn (có điểm khu vực, ưu tiên) đạt từ 18 điểm trở lên. Thí sinh đạt từ 16.5 đến dưới 18 điểm đủ điều kiện tham gia vòng phỏng vấn xét tuyển.
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm thi THPT: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 2021 của Bộ GD&ĐT (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT quốc gia).

Thí sinh quan tâm đến ngành Kế toán có thể đăng kí xét tuyển tại đây.

Xem thêm

> Tố chất cần có của sinh viên ngành Kế toán

> Làm thế nào để trở thành một kế toán giỏi?

> Học ngành Kế toán có dễ xin việc không?

> Kế toán là gì? Tất tần tật về ngành kế toán